Thursday, 21/11/2024

Có nên dùng thuốc xịt thơm miệng thường xuyên?

14:04 06/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tôi hay bị hôi miệng. Tôi có ra hiệu thuốc mua thuốc xịt thơm miệng về dùng. Tuy nhiên bạn tôi bảo không nên dùng nhiều thuốc này. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi có nên dùng thuốc xịt thơm miệng không, dùng thường xuyên có sao không? Làm thế nào để hạn chế hôi miệng? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Hôi miệng làm hạn chế trong giao tiếp do mất tự tin. Nguyên nhân hôi miệng chủ yếu do hơi thở có mùi hôi từ vệ sinh răng miệng kém sau mỗi bữa ăn. Thức ăn thừa bám lại giữa kẽ răng hay túi lợi và bề mặt lưỡi tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong miệng phát triển, phân hủy thức ăn thừa tạo ra mùi hôi. Chân răng có nhiều cao răng, các mảng bám không được lấy sạch cũng làm hôi miệng. Ngoài ra, các bệnh khác như nhiễm khuẩn mũi họng, viêm nha chu, viêm amidan hốc... cũng là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi.

Để khắc phục chứng hôi miệng, thuốc xịt thơm miệng là biện pháp mà nhiều người dùng. Chúng có thành phần chủ yếu tạo mùi thơm từ các thảo dược thiên nhiên như bạc hà, bách lý hương, quế, chanh, cam thảo... với tác dụng nhanh để làm giảm hôi miệng; thường dùng trong các trường hợp hôi miệng chưa rõ nguyên nhân, sau khi hút thuốc lá hoặc ăn thức ăn hay gia vị nặng mùi. Tác dụng khử mùi hôi chỉ kéo dài khoảng 4-6 giờ nhưng không thể điều trị được các nguyên nhân gây hôi miệng đã nêu ở trên. Nếu sử dụng thuốc xịt thơm miệng thường xuyên sẽ bỏ quên điều cơ bản về vệ sinh răng miệng cần thiết hàng ngày.

Hầu hết các loại thuốc xịt thơm miệng ngoài hương liệu tạo mùi thơm đều có thành phần chất cồn. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài thì chính chất cồn trong thuốc xịt thơm miệng sẽ làm cho miệng bị khô, dẫn đến hôi miệng. Một số thuốc xịt thơm miệng có cho ít đường để tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với lưỡi, chính chất đường tạo điều kiện cho thức ăn nuôi vi khuẩn phát triển trong miệng tạo thêm mùi hôi.

Để hạn chế chứng hôi miệng, tốt nhất là nên vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Thỉnh thoảng nên uống nước, nhai kẹo cao su không đường để tạo cho niêm mạc miệng đủ độ ẩm ướt, không để miệng quá khô, dùng nước súc miệng sát khuẩn... Một vấn đề cũng cần lưu ý là không nên hoặc hạn chế dùng các loại thức ăn hay gia vị nặng mùi như hành tỏi gây, hút thuốc lá...

Khi chứng hôi miệng không được khắc phục, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân cụ thể nhằm chữa trị dứt điểm.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke