Monday, 29/04/2024

Chữa nám má, vì sao càng chữa càng tệ?

15:37 03/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nám má là nỗi ám ảnh của rất nhiều người và họ tìm mọi cách để trị nám má dẫn tới nhiều sai lầm, biến chứng khiến da tồi tệ hơn.

Càng chữa nám càng đậm

Chị Nguyễn Thị Minh Hiền – sinh năm 1979, Thanh Xuân, Hà Nội than thở về làn da nám của mình. Da nám, chị Hiền tự ti vì cảm giác mình già đi khoảng chục tuổi. Cách đây 5 năm, chị Hiền là niềm mơ ước của bao phụ nữ vì da trắng, dáng xinh. Tuy nhiên, sau sinh thêm bé thứ 3 thì tình trạng nám da bắt đầu xuất hiện và nám đậm.

Mỗi năm chị Hiền chi cả hàng chục triệu đồng mua mỹ phẩm để trị nám nhưng không hiệu quả. Ai mách chữa bằng gì chị đều thử. Năm ngoái, chị Hiền quyết định bỏ ra 65 triệu đồng đến 1 thẩm mỹ viện để trị nám. Sau khi điều trị vài liệu trình, da của chị Hiền bắt đầu đỏ rát rồi chuyển sẫm màu, da sẹo trông càng tồi tệ hơn.

Khi đến BV Da liễu trung ương kiểm tra, bác sĩ cho biết chị thực hiện trị nám bằng năng lượng quá liều gây ra sẹo da, tổn thương da.

Chị Trần Phương Thảo, 26 tuổi, trú tại Phú Thọ chữa nám bằng cách mua một loại kem trộn được quảng cáo trên mạng 'tẩy hết nạm, da trắng đẹp' về bôi. Sau vài ngày chị bị ngứa rát nhẹ, bong vảy vùng mặt và cổ.

Lo lắng vì tổn thương da mặt ngày càng nhiều, chị Thảo đến một spa ở gần nhà để điều trị thì được cơ sở này cho thuốc bôi không rõ loại. Khi bôi loại thuốc này chị Thảo thấy mặt ngứa nhiều hơn, tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của spa sau vài tuần tình trạng ngứa tăng lên và da mặt càng ngày càng sạm đen, xuất hiện thêm nhiều mụn mủ, sẩn viêm.

BSCK II Nguyễn Tiến Thành - Phó Trưởng Khoa Laser và săn sóc da - Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết, nám má là lành tính hay gặp ở phụ nữ sau 30 tuổi và phụ nữ sau sinh. Rất nhiều phụ nữ bị nám má khi mang thai.

Đây là hiện tượng bình thường và khá phổ biến. Khoảng 50% phụ nữ có thai xuất hiện rám má (hay còn gọi là nám má). Những phụ nữ da sáng và tiếp xúc với ánh sáng nhiều thì bị nhiều hơn. Nám có thể giảm dần vài tháng sau sinh, nhưng đôi khi lại tồn tại vĩnh viễn.

Tăng sắc tố do trị nám sai.

Nám má có thể ở gò má, trán, cằm, cổ. Nám má có thể nặng lên, rộng hơn, đen hơn theo thời gian, tính chất công việc.

Điều trị như thế nào?

BS Thành chia sẻ khi bị nám má hầu như mọi người tìm mọi cách để xóa đi nám má của mình, níu giữ làn da của mình. Tuy nhiên để điều trị đúng, hiểu đúng về nám má không phải ai cũng biết đôi khi điều trị sai ảnh hưởng tới da.

Nhiều người nám má điều trị không tốt như lột tẩy quá mức, chiếu tia quá mức, năng lượng không phù hợp thì sẽ kiến làn da bị sẹo, da sẽ tồi tệ hơn khi không điều trị

Hiện nay điều trị nám má có nhiều công nghệ hiện đại để xóa nám má tùy thuộc vào các đặc điểm của nám má, phụ thuộc vào tuýp da, tình trạng nám má, phụ thuộc vào công việc. Ví dụ công việc của bạn có ra nắng nhiều hơn.. để đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

Có thể điều trị nội khoa bằng thuốc uống, bôi, các sản phẩm dưỡng da, chống nắng để làm mờ nám. Nhưng chỉ dành cho nám nhẹ, nám mới, nám nông.

Còn nám rộng, nám sâu hơn thì phải dùng các phương pháp hiện đại để can thiệp. Mọi người hay gọi laser nhưng có nhiều công nghệ laser để điều trị nám má.

Tùy theo tình trạng nám má khác nhau bác sĩ sẽ đưa các công nghệ khác nhau trong 1 quá trình điều trị. Điều trị laser nào hoàn toàn phù thuộc vào tình trạng da và quyết định của bác sĩ.

Hiện điều trị laser an toàn, không có chảy máu. Nếu điều trị tốt thì tình trạng sẽ cải thiện rất tốt. Sau điều trị laser da sẽ mượt, căng, thu nhỏ lỗ chân lông hơn. Tuy nhiên, thời gian điều trị nám cần theo liệu trình chứ không phải điều trị 1, 2 lần sẽ hết.

Nếu điều trị xong có hiện tượng ngứa,bỏng rát cần tham khảo bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Ưu điểm của laser là không chảy máu, sau điều trị xong khách hàng không cần nghỉ ngơi, vẫn làm việc bình thường được.

Tuy nhiên, chị em nếu có nhu cầu cần tìm hiểu kỹ và đến các cơ sở y tế để được tư vấn. Người bị nám má nên đến các cơ sở uy tín. Bởi vì việc điều trị laser không hẳn là 1 phương pháp chiếu da mà còn tùy thuộc liều lượng chiếu laser – BS Thành cho biết.

Theo Infonet

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke