Wednesday, 04/12/2024

Cảnh báo - Sai lầm nghiêm trọng khi tự dùng thuốc Tylenol điều trị Covid-19

12:34 19/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một bài viết hướng dẫn điều trị khỏi Covid-19 tại nhà bằng thuốc Tylenol của Mỹ. Tuy nhiên theo khuyến cáo thuốc này không có tác dụng người dân cần tỉnh táo.

Tylenol (acetaminophen) là thuốc giảm đau và hạ sốt. Tylenol được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, viêm họng, cảm lạnh, cúm và sốt.

Tuy nhiên, gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một bài viết hướng dẫn điều trị khỏi Covid-19 tại nhà bằng thuốc Tylenol của Mỹ. Mỗi ngày, bệnh nhân dùng 3 gram, nếu sốt sử dụng thêm thuốc Efferalgan, Paracetamol.

Chị Hương Ly (Vĩnh Phúc), người chuyên bán các sản phẩm đặt hàng từ nước ngoài về Việt Nam, cho biết: "Rất nhiều khách hàng nhắn tin cho tôi để đặt mua thuốc Tylenol của Mỹ với mục đích phòng khi không may mắc Covid-19. Thuốc này có giá khoảng 650.000 đồng/hộp chứa 500 mg Acetaminophen. Giá thành cao hơn rất nhiều so với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác đang sẵn có ở Việt Nam".

Thuốc Tylenol không thể điều trị khỏi Covid-19 người dân cần tỉnh táo. Ảnh minh họa

Bác sĩ Thanh Sang cho biết Tylenol thực chất là Acetaminophen, loại thuốc hạ sốt, giảm đau, dùng cho trẻ em và người lớn. Các thuốc chứa Acetaminophen với nhiều dạng bào chế ngoài Tylenol còn có Panadol, Paracetamol, Efferalgan, Hapacol, Decolgen, Alaxan, Acemol, Mexcold…

Theo bác sĩ Sang, một số bệnh nhân của anh từng uống kết hợp Tylenol với Paracetamol. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng.

"Tôi từng gặp bệnh nhi uống quá liều Acetaminophen dẫn đến suy gan cấp, phải lọc máu, cứu chữa rất mệt mỏi và nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, người dân, đặc biệt phụ huynh không nên tin vào những bài viết hướng dẫn trị Covid-19 sai khoa học.

Khi có triệu chứng hoặc nghi nhiễm nên ở nhà, tuân thủ 5K, báo CDC hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn cách ly và lấy mẫu theo phác đồ Bộ Y tế. Người dân cũng không nên tới các bệnh viện hay phòng khám…", bác sĩ chuyên khoa nhi nói.

Thông tin thêm về loại thuốc trên, TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) cho biết, cũng như các loại thuốc khác chứa hoạt chất Acetaminophen, Tylenol chỉ giúp điều trị hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng sốt, đau. Đây không phải là thuốc trị Covid-19.

Hiện nay, phương pháp điều trị Covid-19 thường được áp dụng theo triệu chứng. Vậy nên khi sốt, các thuốc hạ sốt thường được dùng. Những bệnh nhân dương tính nCoV, có triệu chứng nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau là bệnh dần khỏi.

Điều này khiến nhiều người lầm tưởng các thuốc chứa Acetaminophen có thể dùng để điều trị Covid-19. Từ đó, sinh ra tâm lý chỉ mua đúng loại thuốc này về tích trữ, khiến thuốc khan hiếm và giá tăng cao. Trong khi đó, chúng ta còn rất nhiều thuốc khác cùng tác dụng, thành phần, hàm lượng và chỉ khác tên gọi.

Theo TS Đức Hùng, phương pháp điều trị này này không đủ hiệu quả với những bệnh nhân là trẻ em, người già, người có sẵn bệnh nền hoặc mạn tính (bệnh về tim mạch, hô hấp, miễn dịch…).

Đồng quan điểm, bác sĩ Thanh Sang cho rằng đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ phát triển biến chứng nặng và khả năng tử vong cao hơn so với những người lớn khỏe mạnh.

Theo dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến (làm việc tại Hungary), Acetaminophen hay Paracetamol rất ít khi gây ra tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng được khuyến cáo.

Quá liều có thể gây ngộ độc và tổn thương gan như suy gan cấp, thậm chí tử vong. Một người lớn trưởng thành, không có bệnh lý về gan, tổng liều dùng tối đa mỗi ngày không quá 4.000 mg/ngày. Đối với trẻ em, người bị bệnh gan nên hỏi bác sĩ, dược sĩ về liều dùng.

Các chế phẩm không kê toa trị cảm, ho, viêm xoang thông thường hay các thuốc kê toa giúp giảm đau có thể chứa paracetamol nên cần được tính toán vào tổng lượng hoạt chất này đang uống mỗi ngày.

Các triệu chứng khi dùng thuốc quá liều là tiêu chảy, tiết nhiều mồ hôi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa, chảy máu bất thường, suy nhược, nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, co thắt hoặc đau ở vùng bụng trên hoặc vùng dạ dày.

Không nên sử dụng Tylenol ở những bệnh nhân có tiền sử về gan, thận như bệnh nặng, mạn tính hay người nghiện rượu. Nên tránh sử dụng kết hợp các thuốc khác có chứa thành phần là Paracetamol hay Acetaminophen. Trong quá trình dùng thuốc không nên uống rượu.

Khi dùng các thuốc khác, người bệnh nên kiểm tra thành phần thuốc cũng cùng chứa paracetamol để tính lại liều tổng cần dùng. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú ở liều thông thường. Bệnh nhân nhi dùng dạng hỗn dịch cần lắc lọ thuốc trước khi lấy thuốc.

Theo VietQ

http://vietq.vn/canh-bao--sai-lam-nghiem-trong-khi-tu-dung-thuoc-tylenol-dieu-tri-covid-19-d189041.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke