Friday, 03/05/2024

Cách xử trí khi trẻ bị say nắng

17:06 19/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Khi trẻ bị say nắng, thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10- 15 phút; nếu không kịp thời cấp cứu có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Che chắn cho trẻ khi ra ngoài trời nắng nóng. Ảnh: TTXVN

BS. Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Say nắng là biểu hiện nghiêm trọng, có thể dẫn tới nguy hiểm. Say nắng xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ như: Thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Khi trẻ bị say nắng, thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10- 15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của say nắng như: Thân nhiệt của trẻ lên cao (trên 39,5 độ C; da trẻ nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh; đau đầu nhức nhối, chóng mặt, buồn nôn... thậm chí mê sảng, mất ý thức.

Theo BS. Trần Thu Thủy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu đồng thời tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ; chuyển trẻ tới khu vực râm mát. Nhanh chóng hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào có thể làm như: Dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh. Cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ cơ thể trẻ hạ xuống còn 38,5 hay 39 độ C.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng say nắng cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo dự báo thời tiết để lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Khi trẻ đi ra ngoài cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, có thể bôi kem chống nắng.

Tránh cho trẻ chơi ở những nơi nắng gắt, không để trẻ đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người.

Ngày nắng nóng, trẻ cần hạn chế hoạt động thể lực mạnh, chơi ở nơi có bóng râm.

Cha mẹ cho trẻ uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu như: Nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi trẻ hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, cần cho trẻ có thể uống 0,5- 1 lít nước mát mỗi giờ. Đồng thời cho trẻ tắm nước mát vào những ngày nắng nóng.

Theo Báo tin tức

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke