Sunday, 24/11/2024

Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?

09:20 30/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Một hoặc hai tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu, bạn có thể thấy chướng bụng, đau đầu, thay đổi tâm trạng hoặc những thay đổi khác về thể chất và cảm xúc. Các triệu chứng hàng tháng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Ảnh minh họa

Khoảng 85% phụ nữ trải qua PMS ở một mức độ nào đó. Một số ít có các triệu chứng nghiêm trọng hơn làm gián đoạn công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân, được gọi là rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt (PMDD).

Các triệu chứng của PMS

Thèm ăn

Nhiều phụ nữ có cảm giác thèm ăn khi hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra, thường là các món ngọt hoặc mặn như bánh sô cô la. Những phụ nữ khác có thể chán ăn hoặc đau bụng. Đầy hơi và táo bón cũng thường gặp.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt và nó không chỉ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến các tuyến trên da tiết nhiều bã nhờn hơn. Chất nhờn này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn - lời nhắc nhở rõ ràng rằng kỳ kinh của bạn đang đến gần.

Đau

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây ra nhiều loại đau nhức như: đau lưng, nhức đầu, căng tức ngực, đau khớp.

Thay đổi tâm trạng

Khó chịu, tức giận, dễ khóc, trầm cảm và lo lắng có thể đến và đi trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ thậm chí gặp rắc rối với trí nhớ và sự tập trung trong thời gian này.

Ai có thể bị hội chứng tiền kinh nguyệt?

Bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt đều có thể bị hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng một số phụ nữ có nhiều khả năng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

- Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40, PMS có thể trầm trọng hơn vào những năm 40 tuổi.

- Phụ nữ đã từng mang thai ít nhất một lần dễ bị PMS hơn.

- Phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác có thể có nhiều triệu chứng PMS hơn.

Các triệu chứng của PMS có thể giống hoặc trùng lặp với các tình trạng khác như: Tiền mãn kinh, trầm cảm hoặc lo lắng, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh tuyến giáp, bệnh ruột kích thích. Sự khác biệt chính là các triệu chứng PMS đến và đi theo một mô hình rõ ràng, tháng này qua tháng khác.

PMS có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh mãn tính như: Hen suyễn và dị ứng, trầm cảm và lo âu, rối loạn co giật, chứng đau nửa đầu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Nguyên nhân chính xác của hội chứng tiền kinh nguyệt không rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học tin rằng sự suy giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone gây ra các triệu chứng của PMS. Những thay đổi về hóa chất trong não hoặc sự thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn mặn, rượu hoặc caffein cũng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Khi các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt khiến bạn lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày thì nên gặp bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ của rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt bao gồm tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm, rối loạn tâm trạng hoặc chấn thương.

Một số biện pháp khắc phục

Tập luyện thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp cải thiện tâm trạng và chống lại sự mệt mỏi. Để có được những kết quả tích cực, bạn cần phải tập thể dục thường xuyên, không chỉ khi các triệu chứng PMS xuất hiện. Nên dành thời gian 30 phút để hoạt động thể chất vào các ngày trong tuần.

Cải thiện chế độ ăn

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B có thể giúp chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng, phụ nữ ăn thực phẩm giàu thiamine (thịt lợn) và riboflavin (trứng, các sản phẩm từ sữa) ít có nguy cơ bị PMS hơn.

- Ăn nhiều chất xơ có thể giữ cho lượng đường trong máu ở mức đều, có thể làm dịu tâm trạng thất thường và cảm giác thèm ăn. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt phong phú cũng có vitamin B chống PMS, thiamine và riboflavin.

- Bạn có thể giảm bớt các triệu chứng PMS bằng cách cắt giảm những thực phẩm sau:

+ Muối có thể làm tăng đầy hơi

+ Caffeine có thể gây khó chịu

+ Đường có thể làm cho cảm giác thèm ăn trở nên tồi tệ hơn

+ Rượu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng

Giảm căng thẳng

Vì PMS có thể gây căng thẳng, lo lắng và cáu kỉnh, điều quan trọng là phải tìm ra những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng. Bạn có thể tập yoga, thiền, mát xa, viết nhật ký hoặc đơn giản là nói chuyện với bạn bè để giải tỏa những căng thẳng, lo lắng. Các hoạt động này cũng giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bạn.

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm dịu một số triệu chứng thể chất của PMS như căng ngực, đau đầu, đau lưng hoặc chuột rút. Thuốc không kê đơn có tác dụng tốt đối với những triệu chứng này bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke