Wednesday, 15/05/2024

Cách giúp ổn định cholesterol cho bệnh nhân tiểu đường

17:43 22/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thêm từ 25 g chất xơ vào bữa ăn hàng ngày, giảm 5-10% trọng lượng, nạp trên 60 mg/dL chất béo tốt... giúp duy trì mức cholesterol ổn định cho bệnh nhân tiểu đường.

Chú trọng lượng carbohydrate, cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống góp phần hỗ trợ người bệnh cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, thay đổi chế độ ăn uống là một trong số các cách phổ biến góp phần giúp bệnh nhân giữ mức cholesterol ở mức độ cho phép. 6 lưu ý về nếp sinh hoạt sau đây hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và duy trì mức cholesterol ổn định.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ hòa tan, được tìm thấy trong các loại đậu, táo và bột yến mạch... giúp giảm cholesterol và giữ mức đường huyết ổn định. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến khích bạn nên đặt mục tiêu tăng dần lượng chất xơ nạp vào hàng ngày: tăng ít nhất 25 g ở phụ nữ, 38 gam ở nam giới. Bạn cũng có thể lấp đầy một nửa khẩu phần ăn bằng các loại rau củ (không chứa tinh bột), như: củ cải trắng, bí xanh, bầu sao, atiso hoặc măng tây. Đây là nhóm rau quả giàu chất xơ góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể và cân bằng lượng cholesterol cho cơ thể.

Nhóm rau quả không chứa tinh bột được khuyến khích chọn dùng trong bữa ăn cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Freepik

Lưu ý về lượng chất béo nạp vào cơ thể

Khoảng 75% cholesterol có trong máu được sản xuất bởi gan, phần còn lại được tạo nên từ chế độ ăn uống. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết, một chế độ ăn uống có hàm lượng chất béo phù hợp sẽ giúp bạn giữ mức cholesterol ở mức ổn định. Hướng dẫn về mức cholesterol cho bệnh nhân tiểu đường (từ 20 tuổi) được khuyến nghị như sau:

Loại Mục tiêu lý tưởng Vượt mức cho phép
Chất béo xấu (LDL) Dưới 100 mg/dL Trên 160 mg/dL
Chất béo tốt (HDL) Trên 60 mg/dL Dưới 40 mg/dL
Chất béo trung tính (hỗ trợ sức khỏe trái tim) Dưới 150 mg/dL Trên 200 mg/dL
Tổng hàm lượng chất béo Dưới 200 mg/dL

Trên 240 mg/dL

Cách chọn chất béo tốt

Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, chất béo cần thiết cho cơ thể được tạo ra từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. 20-35% lượng calo nạp vào mỗi ngày được khuyến nghị nên được đến từ nhóm chất béo. Trong đó, bạn nên hạn chế nạp chất béo bão hòa góp phần làm tăng mức cholesterol (được chuyển hóa trong thực phẩm chiên và đồ nướng). Chất béo không bão hòa đơn đến từ quả olive (hoặc dầu olive) và các loại hạt là nguồn chất béo có lợi cho người tiểu đường, hỗ trợ giảm mức cholesterol trong máu.

Chất béo không bão hòa đa có trong cá béo, như: cá hồi và cá tuyết, hạt lanh, quả óc chó... giàu acid béo omega-3 cũng thuộc nhóm chất béo tốt góp phần giảm mức cholesterol và giúp chuyển hóa chất béo trung tính trong máu.

Giảm cân

Một trong những cách tự nhiên để có thể bắt đầu giảm cân phù hợp là lưu lại những món bạn ăn với lượng và thời gian trong ngày. Bạn thực hiện trong 3 ngày (nên chọn lưu lại 2 ngày trong tuần và một ngày cuối tuần). Sau đó, bạn có thể nhờ một chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và xác định hàm lượng calo trung bình bạn đang nạp, lượng rau bạn đang ăn (hoặc không ăn) và các loại chất béo chính trong chế độ ăn. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hàm lượng các chất cần nạp theo tình trạng bệnh lý, cơ địa để sinh hoạt lành mạnh hơn.

Các chuyên gia y tế từ Đại học Oxford gợi ý, bệnh nhân tiểu đường đang gặp phải tình trạng béo phì hoặc thừa cân có thể cân nhắc giảm 5-10% trọng lượng. Giảm một lượng nhỏ cân nặng giúp cải thiện đáng kể bệnh lý tiểu đường và mức cholesterol. Lúc này, cơ thể có sự thuyên giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và cải thiện lượng mỡ trong máu một cách tự nhiên.

Vận động theo cơ địa

Hoạt động thể chất đốt cháy calo được các chuyên gia y tế khuyến nghị như một phần của kế hoạch giảm cân đối với người bệnh tiểu đường. Về số lượng và tần suất tập luyện, Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến nghị nên tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải, khoảng 150 phút mỗi tuần (hoặc 75 phút khi vận động cường độ mạnh). Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi cầu thang bộ hoặc tản bộ. Các buổi tập ngắn hơn, xen kẽ trong giờ làm việc, như đi bộ 10-15 phút, 2 lượt mỗi ngày cũng là giải pháp hiệu quả giúp ổn định đường huyết.

Ngưng hút thuốc lá

Bỏ thuốc sẽ góp phần cải thiện mức cholesterol hiệu quả. Hút thuốc lá có liên quan đến mức cholesterol cao hơn, dễ gây xơ vữa động mạch cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu liên quan đến các rối loạn chức năng khi hút thuốc lá trên tạp chí Trái tim (Anh), ngay sau khi bạn ngừng hút thuốc, mức cholesterol sẽ bắt đầu giảm. Sau 90 ngày bỏ thuốc, mức cholesterol tiếp tục giảm xuống, sức khỏe tổng thể và bệnh lý cũng dần cải thiện rõ rệt.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/cach-giup-on-dinh-cholesterol-cho-benh-nhan-tieu-duong-4538721.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke