Friday, 17/05/2024

Cách chăm sóc da tay khi đeo găng tay y tế nhiều giờ

17:24 29/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Những đôi tay nhợt nhạt, nhăn nhúm của đội ngũ nhân viên y tế đặc biệt là những người đi lấy mẫu xét nghiệm khiến nhiều người xót xa

Da bị dị ứng găng tay

Những ngày đi lấy mẫu tại Gò Vấp, TP.HCM, Thùy D. - Đại học Y Dược Thái Bình chia sẻ cô bị dị ứng găng tay. Mỗi ngày đi làm về hai bàn tay của D. đỏ rát, ngứa ngáy, vô cùng sót, khó chịu. Nhưng D. luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình nhanh nhất có thể. Không riêng D. những đôi tay của nhân viên y tế tổn thương do phải đeo găng thời gian dài khiến nhiều người ám ảnh.

Theo ThS BS. Thái Thanh Yến - Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, găng tay y tế cũng là biện pháp bảo vệ làn da chúng ta trước tác nhân gây bệnh nhưng không có loại găng tay nào có thể chống lại tất cả các hóa chất một cách vô thời hạn.

Những đôi tay bị ảnh hưởng bởi găng tay y tế do sử dụng nó lâu dài hoặc những người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể ảnh hưởng ko nhỏ đến làn da chúng ta bởi găng tay cao su bột và nitrile có thể gây khô ráp trên da.

Một số lưu ý trong việc sử dụng găng tay y tế, giúp cải thiện tình trạng da tay được bác sĩ Yến gợi ý như sau:

Nếu khi bị dị ứng với latex, chúng ta hãy nên sử dụng găng tay không phải latex (găng tay nitrile) và tránh tiếp xúc với các sản phẩm khác có chứa latex.

Việc sử dụng găng tay không bột sẽ ít gây kích ứng và khô hơn găng tay có bột.

Tránh dùng chất làm ẩm da có nguồn gốc từ dầu mỏ trước khi đeo găng tay bởi vì chúng có thể làm phá hủy cao su latex.

Nếu đeo găng tay kín trong hơn 20 phút, hãy sử dụng găng tay cotton mỏng vừa vặn bên dưới để giảm kích ứng do đổ mồ hôi và giúp bảo vệ da khỏi tiếp xúc với bột.

Chăm sóc như thế nào?

Theo BS Yến, chăm sóc bàn tay là cần thiết vì nhân viên y tế dễ bị viêm da ở tay, phần lớn do tiếp xúc và làm sạch với các chất gây kích ứng liên quan đến như: xà phòng và nước, chất khử trùng mạnh và chất tẩy rửa. Mặc dù việc sử dụng găng tay y tế giúp bảo vệ làn da bàn tay trước tác nhân gây bệnh và hóa chất, nhưng cũng có thể gây viêm da ở một số người có cơ địa nhạy cảm.

Hình ảnh đôi tay của nhân viên y tế sau nhiều giờ đeo găng tay y tế.

Tổn thương da ở bàn tay ngày càng nhiều hơn ở các nhân viên y tế do các yêu cầu về vệ sinh tay và găng tay ngày càng tăng tại nơi làm việc và sau giờ làm việc. Các chất sát khuẩn gây phá vỡ hàng rào bảo vệ da biểu hiện như bệnh chàm da hoặc viêm da tiếp xúc kích ứng, da bị tổn thương ngứa, đau và dễ bị nhiễm vi khuẩn thứ phát ….

Tổn thương da có thể xảy ra sớm ở những nhân viên y tế có làn da nhạy cảm từ trước hoặc những người bị viêm da cơ địa. Để giảm bớt tình trạng viêm da ở bàn tay cho nhân viên y tế, một số biện pháp chăm sóc nhằm giúp hạn chế thương tổn da ở tay:

Thứ nhất, rửa tay bằng nước mát

Khi rửa tay tại nơi làm việc, hạn chế rửa tay bằng nước nóng và nên sử dụng bằng nước mát. Việc rửa tay dưới vòi nước mát sẽ giúp da bạn không bị khô ráp. Rửa tay nhiều lần bằng nước nóng có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, và đặc biệt làm gia tăng thương tổn và khó chịu, ngứa nếu sử dụng đồng thời với các nguyên nhân gây kích ứng khác

Thứ hai, tránh xà phòng

Do công việc tiếp xúc, có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc của nhân viên y tế, do đó việc rửa tay nhiều lần trong ngày có thể khiến da bạn bị khô và thô ráp. Kết hợp điều đó với xà phòng có chất làm khô như cồn hoặc có hương liệu sẽ giúp gia tăng sự khó chịu và khô da. Việc Sử dụng xà phòng có chứa thành phần làm gia tăng độ ẩm cho da khi bạn rửa tay và tránh xà phòng có cồn, nước hoa và thuốc nhuộm…. sẽ giúp cải thiện làn da tay của bạn tốt hơn

Tại nơi làm việc, hãy chọn loại sữa rửa tay không màu, không chứa cồn, không có mùi thơm và nước hoa. Và đặc biệt lưu ý chỉ rửa bằng xà phòng và nước khi da bị bẩn hoặc bị dính máu hoặc các chất dịch cơ thể khác

Thứ ba, không chà xát sau khi rửa tay

Sau khi rửa tay chúng ta nên lau khô tay bằng khăn giấy, hãy nhớ thấm nhẹ nhàng thay vì chà xát. Việc chà xát da bằng khăn giấy khi tay bị đau, nứt và đỏ có thể gây khó chịu ,thậm chí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da. Không nên sử dụng máy sấy tay khô vì không khí nóng trong máy sấy có thể gia tăng sự khó chịu trên tay bạn so với khăn giấy. Tốt nhất nên để khô tay tự nhiên sau khi rửa tay.

Thứ tư, sử dụng kem dưỡng ẩm

Nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi rửa tay nếu làn da tay bị khó chịu, khô ráp. Sử dụng kem dưỡng ẩm, lý tưởng nhất là sản phẩm có chứa dầu khoáng hoặc petrolatum, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm da ở tay. Để tay khô hoàn toàn sau khi rửa tay, sau đó có thể thoa kem dưỡng ẩm trước khi đeo găng tay vào.

Khi nghỉ ngơi để bảo vệ da tay, nhân viên y tế nên chú ý việc chăm sóc da nhiều hơn nhằm gia tăng sự lành, hồi phục tình trạng viêm da bằng cách: Rửa thường xuyên ít hơn, sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên hơn.

Theo Infonet

https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/cach-cham-soc-da-tay-khi-deo-gang-tay-y-te-nhieu-gio-291636.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke