Sunday, 19/05/2024

Cách ăn để sống lâu

01:11 20/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tuổi thọ từ lâu đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của giới khoa học, với nhiều dữ liệu cho thấy mối liên hệ với chế độ ăn uống hằng ngày.

Ăn ít sống lâu

Trong vài thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu phát hiện ở nhiều loài bao gồm giun tròn, ruồi giấm, chuột và động vật linh trưởng, giảm lượng calo có thể kéo dài tuổi thọ. 

Các thí nghiệm ghi nhận ăn kiêng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư. Đồng thời, ăn kiêng cũng có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lão hóa bẩm sinh của động vật. 

Ban đầu, các tác giả thấy rằng lợi ích của việc ăn kiêng có liên quan đến lượng calo, nhưng nhiều nghiên cứu ghi nhận, thành phần thực phẩm và thời điểm ăn cũng đóng một vai trò quan trọng tới quá trình lão hóa.

Ảnh minh họa: Eatthis

Nhìn chung, lượng thức ăn nạp vào có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, “ăn ít” không có nghĩa ăn càng ít càng tốt mà bạn nên ăn đủ no 70% trong mỗi bữa.

Theo Aboluowang, ăn quá nhiều hoặc quá ít trong một lần đều không có lợi cho đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều làm tăng gánh nặng tiêu hóa, gây đau bụng và đầy hơi, còn ăn quá ít dẫn đến đói, bất lợi cho sức khỏe.

Ăn 2 hay 3 bữa mỗi ngày? 

Một bữa ăn thường đáp ứng được 1/3 đến 1/2 năng lượng và dinh dưỡng cần trong ngày. Nếu bạn chỉ ăn 1 bữa/ngày trong thời gian dài, chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Ăn 2 bữa một ngày không hẳn là không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, ăn 2 bữa đúng giờ, khoảng cách không quá dài hoặc quá ngắn, ăn nhiều thành phần và cân đối dinh dưỡng. 

Nếu ăn 3 bữa mỗi ngày, tổng lượng calo ăn vào cần thấp hơn tổng lượng calo tiêu thụ và cân bằng dinh dưỡng. 

Vì vậy, không quan trọng bạn ăn bao nhiêu bữa, điều quan trọng nhất là bạn ăn gì và bao nhiêu. Nếu muốn giữ sức khỏe cho dạ dày và sống lâu nhất có thể, mọi người đừng ăn quá no.

Ăn đúng giờ 

Đây là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa.

Nhiều nhân viên văn phòng có thể hoãn hoặc hủy giờ ăn vì công việc bận rộn, rất không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Bạn nên ăn sáng từ 6 đến 8h sáng, bữa trưa từ 11 đến 13h và bữa tối từ 18 tới 20h. 

Nếu quá bận rộn trong công việc không có thời gian ăn uống, bạn có thể nhấm nháp một chút bánh mì, bánh quy hoặc trái cây với lượng vừa phải để thỏa mãn cơn đói. Không được nhịn ăn hoàn toàn trong thời gian dài, dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Tránh xa bữa ăn muộn

Dạ dày và ruột của con người sẽ đi vào trạng thái nghỉ ngơi vào ban đêm. Ăn một lượng lớn thực phẩm trước khi đi ngủ dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa và dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm đáng kể.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/4-cach-an-de-song-lau-va-dam-bao-suc-khoe-duong-tieu-hoa-2070349.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke