Saturday, 04/05/2024

F0 phải cách ly tại nhà nên làm gì để tránh lây cho người thân?

10:18 31/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Theo BS Trương Hữu Khanh, với trường hợp F0 không có triệu chứng nên ở phòng riêng, không ăn chung, ngủ chung và người chăm sóc phải rửa tay thường xuyên... để tránh lây nhiễm cho người thân.

Ảnh minh họa

Theo BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM), tình trạng F0 phải cách ly tại nhà chắc chắn sẽ có, khi hệ thống y tế quá tải, các địa phương khác cũng sẽ áp dụng hình thức này.

Với trường hợp được xác định là người mắc Covid-19 (F0), việc đầu tiên theo BS Khanh là phải bình tĩnh. Sau đó, nên xem xét xem người nào trong nhà có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, người lớn tuổi, người có bệnh nền... Từ đó phải cách ly riêng F0 và những người khác.

F0 nên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện các biện pháp để không lây cho người thân như ở phòng riêng, không ăn chung, ngủ chung… với người nhà. Người bệnh phải rửa tay sạch và thường xuyên. Đặc biệt, người bệnh phải giữ khoảng cách trên 2m và luôn mang khẩu trang đúng, tấm che giọt bắn vì có thể bạn sẽ lây thêm cho thành viên khác trong gia đình.

F0 phải uống đủ nước, uống nước đều, đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi và vận động. Người này cũng phải tự vệ sinh và giữ thông thoáng trong phòng cách ly. Ngoài ăn sạch, uống sạch, khi thấy người tím tái, đau tức ngực, suy nghĩ kém, thì nằm sấp, bằng cách nằm nghiêng trái phải mỗi bên 15-30 phút để dễ thở hơn. Hoặc, có điều kiện nên đo SpO2 thường xuyên, nếu SpO2 thấp dưới 92% phải gọi y tế hỗ trợ để đến bệnh viện điều trị.

“Nếu trong gia đình có F0, cả nhà sẽ là F1 nhưng có thể chưa lây cho nhau nên thực hiện như F1 và chờ. Tốt nhất F1 nên tự theo dõi nhiệt độ, uống nhiều nước, súc miệng, rửa tay, giữ vệ sinh. Phòng thông thoáng là rất quan trọng”, BS Khanh tư vấn.

Theo đó, người chăm sóc người nhà (F0) phải rửa tay thường xuyên, dọn nhà vệ sinh và không gian sống đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.

Nếu khu phố, hàng xóm nơi bạn sinh sống có F0, F1, bác sĩ này cho biết: “Virus không tự nhiên đi vào nhà và tấn công vào khuôn mặt mình. Bạn sẽ lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp dưới 2m và không có phòng hộ khuôn mặt. Chúng ta nên nhớ lại khả năng tiếp xúc của bản thân với hàng xóm để biết mình có bị lây không”.

“Tất cả những người khác đều có thể bị lây nếu lơ là, đặc biệt là người trẻ đi ra ngoài mang mầm bệnh về. Chỉ có mang khẩu trang đúng cách và thường xuyên, dùng tấm che giọt bắn khi tiếp xúc với bất cứ ai mới bảo vệ được bản thân và gia đình”, BS Khanh nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/f0-phai-cach-ly-tai-nha-nen-lam-gi-de-tranh-lay-cho-nguoi-than-761169.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke