Friday, 22/11/2024

Ca tử vong thứ 60, 61 liên quan đến COVID-19 tại Việt Nam

17:40 14/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chiều 14/6, Bộ Y tế công bố 2 ca tử vong liên quan đến COVID-19 tại Việt Nam - BN8231 và BN4731.

Ảnh minh họa

Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo 2 ca tử vong số 60 và 61 là hai bệnh nhân nữ, có bệnh lý nền nặng liên quan đến COVID-19, cụ thể:

CA TỬ VONG 60: BN8512, 87 tuổi, có địa chỉ tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là mẹ của BN8231.

Tiền sử: Tăng huyết áp, suy tim nhiều năm, nhồi máu cơ tim năm 2017, Parkinson. Bệnh nhân già yếu không tự sinh hoạt cá nhân được mà cần BN8231 chăm sóc hàng ngày.

Ngày 4/6, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên tình trạng bệnh tiến triển xấu dần, suy hô hấp tăng dần, nên bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 7/6.

Chẩn đoán vào viện: Viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, suy tim tăng huyết áp, Parkinson. Bệnh nhân được can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu và điều trị hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện.

Do tình trạng nhiễm trùng tiến tiến triển nhanh trên nền bệnh nhân già yếu, nhiều bệnh lý nền nặng, bệnh nhân đáp ứng điều trị rất kém, bệnh nhân tử vong ngày 13/6.

Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, Parkinson.

CA TỬ VONG 61: BN4731, 60 tuổi, có địa chỉ tại Đống Đa, Hà Nội.

Tiền sử: U Lympho Non-Hodgkin phát hiện vào tháng 11 năm 2019, đã hóa trị ổn định. Bệnh nhân được chẩn đoán u Lympho tái phát vào tháng 4/2021 và được điều trị hóa trị liệu tại khoa Nội 7 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Ngày 19/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 dương tính và được chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân được theo dõi sát và điều trị can thiệp sớm bằng thuốc chống viêm, điều chỉnh rối loạn đông máu, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên tình trạng tổn thương phổi tiến triển xấu dần, bệnh nhân phải can thiệp đặt ống nội khí quản ngày 31/5.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức: thở máy, truyền dịch, thuốc vận mạch nâng huyết áp, phối hợp kháng sinh phổ rộng và thuốc kháng nấm, điều chỉnh rối loạn đông máu, chăm sóc toàn diện. Tình trạng bệnh nhân không đáp ứng điều trị, tổn thương phổi không cải thiện, kết quả cấy dịch phế quản ra nấm Aspergillus. Bệnh nhân tử vong ngày 13/6.

Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do SARS-CoV-2, nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn trên bệnh nhân u Lympho Non-Hodgkin.

Theo VTV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke