Thursday, 21/11/2024

Bụng biến dạng sau tiêm thuốc tan mỡ

17:14 04/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sau một tháng tiêm tan mỡ tại spa, bệnh nhân nữ 43 tuổi bị sưng tấy vùng bụng, nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Ngày 4/10, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cho biết bệnh nhân nhập viện với nhu cầu tạo hình thành bụng, kết hợp phẫu thuật u xơ tử cung sau khi sinh con. Tuy nhiên, thành bụng dưới của người bệnh bị sưng đỏ, khi khám phát hiện nhiều khối áp xe tạo thành cục nhỏ.

"Nếu không điều trị kịp thời, các khối áp xe sẽ vỡ ra ngoài da, tạo thành sẹo xấu, nguy cơ nhiễm trùng", bác sĩ Minh nói.

Khai thác bệnh sử, người bệnh cho biết rất tự ti khi bụng dưới to lên sau sinh, nên đến spa để tìm cách thu gọn bụng. Sau một liệu trình đánh mỡ, tình trạng bụng dưới không cải thiện, do đó chị đồng ý tiêm tan mỡ để tăng hiệu quả. Bệnh nhân không biết được tiêm thuốc gì, nhãn mác thuốc như thế nào.

Bác sĩ Minh cho biết người bệnh có nhiều áp xe, cần loại bỏ các khối này trước, sau đó tạo hình thành bụng, quá trình điều trị 7-10 ngày.

Hình ảnh chụp cắt lớp vùng bụng của nữ bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện E

Theo ông Minh, các hình thức tiêm tan mỡ hiện chưa được Bộ Y tế cấp phép. Các thuốc tiêm tan mỡ cũng chưa được bất cứ tổ chức nào chấp thuận. Bên cạnh đó, người sử dụng thường bị viêm tại chỗ do nhiễm trùng, thực hiện tại spa không đảm bảo chất lượng và an toàn.

Các thuốc tiêm tan mỡ đều trôi nổi, khi vào cơ thể sẽ gây phản ứng rất mạnh, gây viêm, sưng tấy tại chỗ, chảy dịch, mủ, hoại tử. Một số trường hợp không kiểm soát được thuốc, gây teo cơ, lõm da, mất thẩm mỹ.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nên lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, được cấp phép để sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ. Tuy nhiên, theo quy định, những cơ sở làm đẹp, spa chỉ được thực hiện phương pháp không xâm lấn qua da; còn bệnh viện mới có chức năng tiêm, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, quyết định thủ thuật thẩm mỹ dựa trên tình trạng người bệnh.

"Lớp da bảo vệ rất tốt với các tác nhân hóa học, sinh học, vật lý từ bên ngoài, không nên phá vỡ lớp bảo vệ đó, chỉ bác sĩ chuyên khoa mới được phép sử dụng các phương tiện can thiệp qua lớp da này", bác sĩ Minh nói.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/bung-bien-dang-sau-tiem-thuoc-tan-mo-4518981.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke