Tuesday, 07/05/2024

Bỏ điện thoại xuống và ngủ đi để giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính

13:31 23/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Theo Washington Post, một nghiên cứu mới đây được công bố đã cảnh báo nếu người trên 50 tuổi ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm, về lâu dài, sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Các chuyên ra cho biết việc ngủ ít hơn 5 tiếng/đêm có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính. Ảnh: New York Times.

Cụ thể, trong nghiên cứu được công bố vào ngày 18/10 trên tạp chí PLOS Medicine, các nhóm nghiên cứu từ ĐH London và ĐH Paris Cité đã phát hiện việc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như bệnh tim, trầm cảm, ung thư hoặc tiểu đường.

Theo các nhà nghiên cứu, "thời gian ngủ ngắn có liên quan đến sự khởi phát của bệnh mạn tính và bệnh đa bệnh", tức là mắc cùng lúc hai hoặc nhiều bệnh mạn tính.

Nghiên cứu này đã khảo sát gần 8.000 công nhân viên chức người Anh (chủ yếu ở London) trong khoảng thời gian trung bình 25 năm, ở các độ tuổi 50, 60 và 70.

Người lớn và người già cần ngủ 7 tiếng trở lên/đêm

Bà Severine Sabia - một nhà nghiên cứu dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng - cho biết ở độ tuổi 50 những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống có nguy cơ bị chẩn đoán mắc nhiều bệnh mạn tính (theo thời gian) cao hơn 30% so với các đồng nghiệp ngủ 7 tiếng. Trong khi đó ở độ tuổi 60 tỷ lệ này là hơn 32% và ở độ tuổi 70 là hơn 40%.

"Hơn một nửa số người lớn tuổi hiện nay mắc ít nhất 2 bệnh mạn tính. Điều này đang là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng, vì tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhập viện và tàn tật", bà Severine Sabia nói.

Neil Stanley, chuyên gia tư vấn về giấc ngủ và tác giả của cuốn sách "Làm thế nào để ngủ ngon" đã nói với Washington Post rằng giấc ngủ ngon là điều cần thiết đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

Ông cho biết chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Não bộ của con người cần đi vào giấc ngủ sâu. Những bước phục hồi trong quá trình ngủ được gọi là giấc ngủ sóng chậm. Điều này sẽ hỗ trợ các quá trình nhận thức và củng cố trí nhớ, giải quyết vấn đề, loại bỏ các độc tố có thể dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ.

Theo ông Neil Stanley, mỗi người cần tìm ra số giờ ngủ thích hợp cho bản thân và nhu cầu ngủ thường được "quyết định theo yếu tố về mặt di truyền".

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nhận định nhu cầu ngủ của mỗi người sẽ thay đổi theo độ tuổi. Cụ thể, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể cần ngủ tới 16 tiếng mỗi ngày. Trong khi đó, thanh thiếu niên cần đến 10 tiếng và người lớn, người già cần 7 tiếng trở lên mỗi đêm.

Theo ông Neil Stanley, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với não bộ. Ảnh: CBHS.

Đồng quan điểm, bà Sabia cho biết khi già đi, thói quen ngủ và cấu trúc giấc ngủ sẽ thay đổi; tuy nhiên mỗi người vẫn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Những điều kiện cần để có giấc ngủ ngon

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc nhưng các chuyên gia cho rằng việc lo lắng quá nhiều về giấc ngủ có thể phản tác dụng.

Bà Sabia đã đưa ra giải pháp để có một giấc ngủ sâu là thói quen chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi ngủ. Cụ thể bao gồm việc đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thoải mái; loại bỏ các thiết bị điện tử và tránh các bữa ăn lớn trước khi ngủ.

Bên cạnh đó, bà cho rằng hoạt động thể chất và tiếp xúc với ánh sáng trong ngày cũng có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Đối với những người đau dạ dày và những người khó ngủ - ông Stanley khuyên không nên "phức tạp hóa" việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi ngủ. Theo ông, họ chỉ cần một căn phòng yên tĩnh và một "tâm trí yên tĩnh" - tức là loại bỏ những lo lắng và bận tâm của họ trước khi đi ngủ.

Trao đổi với Washington Post, Giáo sư khoa học thần kinh sinh học Russell Foster kêu gọi những người lo lắng về số giờ ngủ phải chấp nhận thay đổi thói quen của bản thân để đảm bảo thời lượng ngủ.

Foster cho biết những dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn ngủ không đủ giấc là đặt quá nhiều báo thức, cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, bốc đồng, thèm ngủ trưa, uống caffein hoặc nhận thấy các hành vi thay đổi.

Ổng Foster nói thêm thuật ngữ "giấc ngủ vàng" ở mỗi người là khác nhau, vì vậy chúng ta cần điều chỉnh và thay đổi số giờ ngủ tùy theo tuổi của mình.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/bo-dien-thoai-xuong-va-ngu-di-de-giam-nguy-co-mac-benh-man-tinh-post1367486.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke