Wednesday, 04/12/2024

Ăn càng sớm càng có lợi sức khỏe

13:46 11/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nghiên cứu từ Đại học Brigham cho thấy dùng bữa muộn hơn khiến cảm giác đói tăng gấp đôi, dẫn đến ăn nhiều hơn, tăng lượng calo nạp.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell Metabolism ngày 7/10, cho thấy ăn càng muộn, tỷ lệ đói của cơ thể càng cao.

Các chuyên gia cho 16 bệnh nhân (thừa cân) ăn các bữa giống nhau theo hai khoảng thời gian. Một nhóm ăn sáng, trưa và tối sớm hơn, nhóm còn lại ăn muộn hơn 4 tiếng. Tình nguyện viên ghi lại cảm giác đói và thèm ăn của họ. Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu máu, mức nhiệt độ cơ thể, mức tiêu hao năng lượng, các mẫu mô mỡ trong cơ thể của một số người.

Họ phát hiện nhóm ăn sớm có mức độ đói, cách cơ thể đốt cháy calo sau ăn và tích trữ chất béo khác biệt. Ăn khuya làm tăng gấp đôi cảm giác đói, mức độ hormone leptin thấp hơn khi cảm thấy no. Theo các chuyên gia, ăn khuya khiến cơ thể tích trữ 60 calo.

"Chúng tôi muốn kiểm tra vì sao ăn khuya làm tăng nguy cơ béo phì", tác giả cấp cao Frank Scheer, giám đốc chương trình sinh học của Đại học Brigham, cho biết.

Nghiên cứu nhỏ, song được thiết kế đặc biệt để đánh giá tác động của thời gian ăn uống đối với cơ thể. Các chuyên gia hy vọng sẽ tìm hiểu sâu rộng hơn và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

"Công trình chỉ ra những ảnh hưởng sức khỏe của việc ăn muộn so với ăn sớm. Chúng tôi đã loại bỏ các tác động bên ngoài như lượng calo, hoạt động thể chất, giấc ngủ và tiếp xúc ánh sáng", Scheer nói và cho biết trong các nghiên cứu quy mô lớn hơn, việc kiểm soát tất cả các yếu tố này là bất khả thi.

Đồ ăn trong một bữa cơm tại Việt Nam. Ảnh: Freepik

Các chuyên gia cũng khuyến nghị xem xét về lịch trình tổng thể các bữa ăn trong ngày và thời gian giữa các bữa ăn. Nghiên cứu trước đó phát hiện những người lính cứu hỏa gói gọn ba bữa ăn của một ngày trong vòng 10 tiếng. Điều này làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe tâm thần. Các chuyên gia cho biết thói quen đó sẽ giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng huyết áp cao.

"Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, bà mẹ mang thai và người đang dùng thuốc kê đơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi bất cứ chế độ ăn uống nào, bao gồm cả hạn chế thời gian ăn", giáo sư Satchidananda Panda, phòng thí nghiệm sinh học quy định tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk, cho biết.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/an-cang-som-cang-co-loi-suc-khoe-4521443.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke