Saturday, 20/04/2024

6 cách làm dịu cơn đau bụng do dị ứng thực phẩm

16:06 17/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sưởi ấm, uống giấm táo, trà hoa cúc… có thể giúp bạn làm giảm các cơn đau dạ dày, đau bụng do dị ứng thực phẩm.

Hầu hết mọi người đều ít nhất một lần gặp phải tình trạng cơ thể phản ứng mạnh với thức ăn hay còn gọi là dị ứng thực phẩm. Dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch phản ứng với một loại thực phẩm cụ thể. Hệ thống miễn dịch nhận ra thực phẩm là chất gây dị ứng và phản ứng với sự hiện diện này bằng cách tạo ra các kháng thể. Kháng thể này báo hiệu cho các tế bào giải phóng các hóa chất, gây ra phản ứng dị ứng. Triệu chứng phổ biến của dị ứng thực phẩm thường là đau dạ dày, đau bụng, buồn bôn... và xuất hiện các dấu hiệu trên da như phát ban, ngứa, sưng tấy. Dưới đây là 6 cách làm giảm khó chịu, đau bụng khi dị ứng thực phẩm:

Sưởi ấm

Đặt một miếng đệm sưởi ấm hoặc một chai nước nóng lên bụng để giảm đau. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để làm dịu các cơn đau, khó chịu do dị dứng thực phẩm gây ra. Hơi nóng giúp nới lỏng và thư giãn cơ bắp, làm giảm một số triệu chứng khó chịu. Để tránh bị bỏng da, mọi người đặt khăn lên bụng rồi đặt tấm sưởi (gối sưởi) hoặc chai nước nóng lên trên.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc hoạt động như một chất chống viêm, giúp thư giãn cơ dạ dày. Khi các cơ được thư giãn, dạ dày co bóp nhẹ nhàng làm thức ăn di chuyển và tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều này giúp giảm cơn đau do chuột rút và co thắt, làm dịu cơn đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Nếu không có túi trà hoa cúc sẵn, bạn có thể trộn hai thìa cà phê hoa cúc khô vào nước nóng, lọc xác hoa sau vài phút, thêm chút mật ong rồi thưởng thức.

Gừng

Gừng chứa các hóa chất đặc biệt làm thư giãn các cơ trong đường ruột để thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm co thắt dạ dày. Gừng cũng giảm buồn nôn, giảm đau bụng rất tốt. Khi bị dị ứng thực phẩm với các triệu chứng này, bạn có thể uống soda gừng, trà gừng hoặc nước ấm với vài lát gừng tươi.

Giấm táo

Giấm táo chứa chất kháng sinh làm dịu dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể uống một hoặc hai thìa giấm táo nếu đau bụng. Hoặc hòa tan một thìa canh giấm táo với 1 cốc nước nóng, thêm một thìa cà phê mật ong để thức uống thêm hấp dẫn, làm giảm các triệu chứng. Giấm táo có chứa axit axetic, có thể cản trở sự phát triển của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn thường tấn công niêm mạc dạ dày.

Giấm táo chứa chất kháng sinh làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng. Ảnh: Freepik.

Cây bạc hà

Lá bạc hà (dầu bạc hà) có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thảo mộc này có thể làm thư giãn các cơ trong dạ dày và cơ bụng, làm dịu dạ dày bị viêm hoặc bị kích ứng gây đau rát, khó chịu. Bạc hà cải thiện tiêu hóa vì giúp mật chảy hiệu quả hơn, cho phép thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Mọi người có thể thoa dầu bạc hà hoặc uống trà bạc hà.

Nước có ga và chanh

Chanh có thể làm dịu cơn đau dạ dày. Vị chua của chanh khiến miệng tăng tiết nước bọt. Nhiều nước bọt hơn, dạ dày tăng sản xuất dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Tính axit của nước có ga kích thích hệ tiêu hóa, mật và axit; cacbonat trong thức uống này giảm áp lực cho dạ dày. Tất cả đều làm dịu dạ dày, giúp thức ăn di chuyển nhanh, tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng dị ứng thực phẩm. Cắt một vài lát chanh thêm vào ly nước có ga và thưởng thức, cơn đau dạ dày, cảm giác đau bụng và khó chịu của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Khi dị ứng thực phẩm, không ít người bị ngứa hoặc da nổi mẩn đỏ. Bạn có thể bôi gel nha đam, kem dưỡng da để cải thiện tình trạng này. Nha đam tươi có đặc tính chống viêm nhưng có thể gây kích ứng da với một số người. Bạn nên thử trên một vùng da nhỏ (mặt trong cẳng tay) trong 24 giờ trước khi bôi lên vùng da rộng hơn bị tổn thương

Chườm lạnh cũng làm giảm kích ứng và ngứa da. Bạn cho một nắm đá vào khăn rồi chườm lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 phút mỗi lần. Nếu cơn ngứa tăng lên, bạn có thể tắm bằng dung dịch chống ngứa như muối nở (baking soda). Mọi người nên mặc quần áo mỏng và giữ nhiệt độ trong nhà mát mẻ, dễ chịu, tránh ngồi dưới ánh sáng mặt trời để giảm ngứa do dị ứng thực phẩm.

Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm nhẹ với triệu chứng phát ban hoặc ngứa, có thể uống thuốc kháng histamine (thuốc không kê đơn) để làm giảm các triệu chứng. Những biện pháp khắc phục này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài, nên đến bệnh viện để điều trị.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/6-cach-lam-diu-con-dau-bung-do-di-ung-thuc-pham-4537139.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke