Wednesday, 04/12/2024

5 bước quan trọng giúp ngăn ngừa đột quỵ

16:49 06/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 80% các ca đột quỵ có thể ngăn ngừa thông qua thay đổi lối sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ…

Có rất nhiều cách có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, nhưng cố gắng thực hiện tất cả các giải pháp cùng lúc là điều không dễ dàng. Tiến sĩ Vladimir Hachinski, nhà thần kinh học Canada và chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực đột quỵ cho biết: Sai lầm lớn nhất của mọi người là quá tham vọng, sau đó sẽ thất bại và bỏ cuộc. Bạn phải bắt đầu từ việc nhỏ.

Thực hiện từ những việc nhỏ hàng ngày, nhưng lại có hiệu quả rất lớn, không chỉ ngăn ngừa đột quỵ và còn giúp phòng chứng mất trí nhớ. Các chuyên gia nhấn mạnh. Dưới đây là năm cách để bắt đầu việc phòng ngừa:

Nếu bạn hút thuốc: Hãy từ bỏ nó

Các nghiên cứu cho thấy, một người cứ hút 5 điếu thuốc mỗi ngày thì nguy cơ bị đột quỵ tăng 12%. Đối với người lớn da đen, hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ so với không bao giờ hút thuốc.

Tiến sĩ Cheryl Bushnell, nhà thần kinh học và là giám đốc của Trung tâm Đột quỵ Toàn diện tại Wake Forest Baptist Health ở Winston-Salem, North Carolina cho biết, mọi người hiểu rằng hút thuốc lá gây ra ung thư phổi, nhưng họ không hiểu thuốc lá cũng gây hại cho não và mạch máu. Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ, bước đầu tiên là phải bỏ thuốc lá.

Di chuyển nhiều hơn

Đàn ông và phụ nữ năng động hơn có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 25% -30% so với những người ít vận động nhất. Hoạt động thể chất đã được chứng minh là làm giảm cholesterol, giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm huyết áp... Tất cả các yếu tố này đều có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

TS  Bushnell, đồng tác giả của một tuyên bố năm 2014 từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ về việc ngăn ngừa đột quỵ cho biết: Bằng chứng cho hoạt động thể chất là không thể phủ nhận. Thậm chí chỉ cần di chuyển 10 phút mỗi giờ vẫn tốt hơn là ngồi trong một khoảng thời gian dài.

Hachinski đã xếp tập thể dục vào ba điều hàng đầu mà một người có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ - và đồng ý rằng không cần quá tham vọng. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là ngồi cả ngày. Đi bộ là bài tập tốt nhất. Hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh.

Kiểm soát huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), 52% nam giới và 43% phụ nữ ở Mỹ có huyết áp quá cao. Mặc dù nó có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống hoặc bằng cách dùng thuốc, nhưng chỉ khoảng 1/5 người lớn thực hiện đúng cách. 

Hút thuốc, tiểu đường, béo phì, cholesterol cao và ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh... có thể đẩy huyết áp ra khỏi phạm vi lành mạnh.

Theo dõi huyết áp tại nhà và liên lạc thường xuyên với bác sĩ để đảm bảo thuốc đang hoạt động là điều quan trọng để kiểm soát tăng huyết áp. Mọi người phải tự theo dõi huyết áp của mình, phải biết con số huyết áp là bao nhiêu, biết loại thuốc đang dùng và cách dùng thuốc đúng. TS Bushnell khuyến cáo.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Theo TS Hachinski, một trong những phiền muộn xảy ra với mọi người là tăng cân khi già đi. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giảm thiểu tăng cân. 

Dinh dưỡng quan trọng hơn giảm cân. Có nhiều chế độ ăn kiêng được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ, chẳng hạn như Phương pháp ăn kiêng giúp kiểm soát huyết áp (DASH) hoặc chế độ ăn Địa Trung Hải. Cả hai đều nhấn mạnh ăn nhiều trái cây, rau và sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, cá và các loại hạt, đồng thời cắt giảm thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa.

Có ý thức phòng ngừa từ sớm

Đột quỵ cũng xảy ra với những người trẻ tuổi. Khoảng 10% -15% tổng số đột quỵ xảy ra ở người lớn từ 50 tuổi trở xuống. Nghiên cứu gần đây cho thấy thanh niên da đen có nguy cơ cao gấp 4 lần so với người da trắng.

Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, các yếu tố tương tự gây ra đột quỵ ở người lớn tuổi như: Tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì và tiểu đường... đang là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Bạn có thể chưa nghĩ về bệnh tật khi còn trẻ, nhưng đó là lúc cần phải bắt đầu với những thói quen tốt. TS Hachinski nhấn mạnh.

TS Hachinski khuyến cáo, mọi người nên bắt đầu theo dõi huyết áp, cholesterol, lipid và lượng đường trong máu… ngay từ khi còn trẻ. Đối với những bạn trẻ sắp học đại học hoặc rời khỏi nhà, phải tự lập. Thói quen sinh hoạt, ăn uống sẽ thay đổi vào thời điểm này. Đây là thời điểm tốt để suy nghĩ về cách phòng chống bệnh tật.

Hãy đặt một mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được, sau đó chia nó thành nhiều phần và kiên trì thực hiện cho đến khi bạn đạt được nó. 

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke