1. Cải thảo Trung Quốc
Bản thân rau không có chất gây ung thư, tuy nhiên để giữ cải thảo được tươi lâu hơn, các nhà phân phối đã ngâm nó với dung dịch formaldehyde. Formaldehyde là chất gây ung thư cấp một do nhà nước quy định, nếu tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư lên rất nhiều.
2. Rau dớn
Rau dớn là một loại rau dân dã, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, rau dớn từng bị phát hiện có chứa chất gây ung thư có tên là ptaquiloside. Thông qua các thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con chuột sau khi ăn nhiều đã phát triển ung thư dạ dày, ung thư ruột và các khối u khác.
3. Bí ngòi xanh
Bản thân bí ngòi xanh, bí xanh không có chất gây ung thư, nhưng sau một thời gian dài xào ở nhiệt độ cao sẽ tiết ra chất acrylamide gây ung thư.
4. Giá đỗ không rễ
Thông thường giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có rễ dài. Thường chỉ có các loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển.
Các loại giá này ngâm vào nước pha hóa chất như chất tẩy trắng, thạch cao,để có độ giòn, trắng, đẹp. Vì vậy người mua hàng đừng vì thấy giá mọc căng mọng, mơn mởn, lại không phải nhặt rễ mà mua, kẻo ruớc họa vào nhà.
Cách phân biệt giá đỗ sạch là: Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Trong khi giá đỗ sạch trông gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.
5. Cẩn trọng khi ăn rau dại
Do các loại rau trồng thông thường không thể chống lại bệnh ung thư, nên nhiều người đã chuyển sang quan tâm đến các loại rau dại vì tin rằng rau dại trồng trong môi trường tự nhiên cần chu kỳ sinh trưởng dài hơn, vì vậy chúng phải giàu dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá trị dinh dưỡng tổng thể của rau rừng không cao hơn nhiều so với các loại rau trồng thông thường. Còn về tác dụng chống ung thư thì đương nhiên cũng giống như các loại rau thông thường.
Có nhiều loại cây dại thành phần vừa có thể làm thức ăn vừa có thể làm thuốc. Những cây thuốc này có chứa độc tính làm thuốc, nếu ăn không đúng cách thể gây hại cho cơ thể con người, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã làm phát sinh kim loại nặng và các chất độc hại khác trong nguồn nước và đất. Rau dại có thể hấp thụ những chất độc hại này. Đặc biệt là các loại rau dại mọc gần đường cao tốc và các nhà máy hóa chất, nguy cơ bị ô nhiễm sẽ tăng lên rất nhiều. Ăn những loại rau dại này rất bất lợi cho sức khỏe.
Theo Kiến thức