Thursday, 25/04/2024

Ứng phó với da khô tại nhà như thế nào?

16:20 06/09/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Da khô là một type da chiếm tỉ lệ thấp hơn trong các type da. Tuy vậy nhóm da hỗn hợp cũng có tính chất của da khô và da khô cũng làm da chuyển sang nhóm có tính chất nhạy cảm. Khi da khô sẽ gây nứt nẻ, bong tróc... Do đó cần có biện pháp pháp để điều trị tình trạng này.

Da khô vì sao?

Da khô có thể do các nhóm nguyên nhân:

Các yếu tố bên ngòai làm da khô

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không khí nóng, lạnh và khô.

Thay đổi khí hậu theo mùa thường các triệu chứng của da khô sẽ trầm trọng hơn trong cả mùa đông hoặc mùa hè.

Khí hậu khắc nghiệt - một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến da khô dù mùa hè hay mùa đông.

Trời nắng, tia cực tím (UV) hoạt động mạnh có thể làm tăng tốc độ lão hóa da và da dễ bị khô hơn khi có tuổi.

Do chăm sóc da không đúng cách, như: Rửa mặt thường xuyên hoặc tắm nước nóng quá lâu sẽ làm mất đi lớp lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da.

Do thói quen chăm sóc da không phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phải cho type da khô. Đặc biệt là các loại xà phòng mạnh làm mất đi các lipid tự nhiên của da.

Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc và phương pháp điều trị (như xạ trị, lọc máu hoặc hóa trị) gây tác dụng phụ là khô da. Thuốc kiểm soát huyết áp, được gọi là thuốc lợi tiểu, cũng gây tình trạng này.

Cách nào điều trịda khô?

Mục tiêu hàng đầu của điều trị da khô là làm ẩm da, giúp da mịn màng, không bong tróc, nứt nẻ. Trong đó phải thực hiện các bước:

Bước làm sạchbằngsữa rửa mặt: Da khô thường đã có vấn đề về lớp lipid bảo vệ, do đó các sản phẩm tẩy rửa cần là dòng sản phẩm dịu nhẹ, không xà phòng, pH trung tính 5.5 -6.5. Tốt nhất là chọn sản phẩm không có hương liệu và chất bảo quản.

Nếu tình trạng da khô kèm theo triệu chứng ngứa, thì một số sữa rửa mặt có ceramide, lipid, acid béo… có thể hỗ trợ cho da tốt hơn

Nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm để điều trị da khô phù hợp.

Bước dưỡng ẩm: Bước quan trọng nhất trong chăm sóc làn da khô đó là dưỡng ẩm, để tạo lớp màng bảo vệ độ ẩm nhân tạo và bổ sung các thành phần giữ ẩm mà làn da khô khiếm khuyết. Nên chọn sản phẩm dạng kem dành cho da khô, có chứa một vài trong số các thành phần sau:

Ceramide: Là chất béo tự nhiên ở trong da và có nhiệm vụ là tạo sự liên kết giữa các tế bào da để giảm sự bốc hơi những phân tử nước.

Glycerin: Giúp hút nước từ môi trường ngoài hoặc từ lớp dưới da, giúp làn da đủ ẩm. Đây là thành phần thường thấy nhất trong các sản phẩm dưỡng ẩm.

Hyaluronic acid: Đây là thành phần có sẵn trong chất nền da, nhưng đối với da khô, số lượng có thể ít hơn. Do đó có thể sử dụng các loại dưỡng ẩm có chất này để bổ sung độ ẩm cho da mình.

Dầu squalene: Đây là thành phần dầu có thể tìm thấy trong da do hoạt động bài tiết của tuyến nhờn giúp tạo sự liên kết bề mặt giữ độ ẩm. Do đó ở da khô với lượng bài tiết thấp thì việc sử dụng sản phẩm bổ sung để tăng cường lớp màng liên kết bảo vệ độ ẩm là cần thiết.

Urea: Với tình trạng khô nặng, kem có chứa urea có thể là sự lựa chọn cho bạn. Nó sẽ giúp loại bỏ tình trạng tróc vảy thô ráp và đồng thời hút ẩm từ môi trường ngoài và từ dưới da giúp da giữ đủ độ ẩm.

Lactic acid: đây là một chất thuộc nhóm alpha hydrocid acid, thường được sử dụng để tẩy tế bào chết. Tuy nhiên đây lại là một trong những chất thuộc nhóm các yếu tố cấp ẩm tự nhiên có tình chất gần như urea.

Và dù da khô thì cấp ẩm bạn vẫn nên chọn các sản phẩm không tạo nhân mụn hay không bít tắt lỗ chân lông.

Sau khi đã sử dụng dưỡng ẩm mà vẫn thấy khô bong tróc thì có thể dùng thêm các sản phẩm cấp ẩm hỗ trợ như: toner, xịt khoáng, serum có chứa các thành phần như HA, panthenol, vitamin E, B3, B5…

Bước chống nắng:Với làn da khô, nên chọn sản phẩm chống nắng dạng kem hơn là gel hay lotion. Chọn kem chống nắng dành cho da khô và có các thành phần cấp ẩm cho da như hyaluronic acid và ceramides. Tuyệt đối không nên dùng các dòng kem chống nắng chứa cồn hay paraben. Điều đó có thể làm vấn đề khô da càng thêm trầm trọng.

Theo Báo Quảng Ninh

https://baoquangninh.com.vn/ung-pho-voi-da-kho-tai-nha-nhu-the-nao-2939070.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke