Wednesday, 04/12/2024

Trẻ sốt sau tiêm vaccine, cha mẹ cần lưu ý gì?

17:31 27/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sốt sau tiêm vaccine là phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé.

Những phản ứng có thể gặp sau tiêm vaccine

Sau khi tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vaccine giống như cách mà virus thực sự xâm nhập vào cơ thể gây ra. Hệ thống miễn dịch sẽ công nhận virus trong vaccine và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vaccine, giống như đối với mầm bệnh thực sự.

Từ đó, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt nó. Theo cách đó, nếu cơ thể từng tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi nó có cơ hội khiến cơ thể bị bệnh.

Đưa trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt.

Những triệu chứng cho thấy cơ thể đang tạo ra các kháng thể mới (thông thường, những phản ứng này sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày) như:

– Sốt nhẹ <38.5 độ C

– Đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm

– Sưng nhẹ ở chỗ tiêm

– Khó ngủ, ăn kém

Vì thế, sau khi đưa bé đi tiêm về, bố mẹ không nên quá lo lắng nếu con bị sốt. Điều quan trọng nhất là phải theo dõi và kiểm soát tình trạng sốt của bé, để tránh những biến chứng do sốt cao (nếu có).

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cần dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ

Cách xử trí khi trẻ sốt sau tiêm vaccine

Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.

Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.

Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:

Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm, mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách cho khuỷu tay xuống chậu nước nếu thấy giống nước tắm là được.

Sau khi tiêm vaccine nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Sau đó vắt khăn cho ráo nước, 2 khăn đặt ở hai hõm nách, 2 khăn ở bẹn còn 1 khăn lau xung quanh người. Cứ 2-3 phút lại thay khăn 1 lần. Theo dõi nhiệt độ nước, khi nào nước không còn ấm thì cho thêm nước nóng. Cách 15 phút kiểm tra lại nhiệt độ, ngừng lau khi nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38 độ. Sau đó lau khô người mặc lại quần áo mỏng cho bé.

Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…

Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.

Sau tiêm chủng 24h, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện các bất thường của trẻ để kịp thời xử lý

Trẻ sốt sau tiêm, khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/lần và cần xử trí cho trẻ đúng cách. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ phải cho bé uống thuốc hạ sốt, còn ở dưới mức này, cha mẹ chỉ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé. Nếu trẻ sốt 38.5 độ, kéo dài, không hạ sau khi uống thuốc hạ sốt hoặc vết tiêm bị sưng đau bất thường thì nên báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu sau: Sốt trên 39 độ; Không đáp ứng với thuốc hạ sốt (uống thuốc 1 giờ không hạ); Co giật hay mệt lả, gọi, hỏi không phản ứng; Tím tái, khó thở; Quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ; Bú kém, phát ban cùng các phản ứng thông thường kéo dài hơn 1 ngày; Áp xe, sưng đau nhiều tại vị trí tiêm.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn//tre-sot-sau-tiem-vaccine-cha-me-can-luu-y-gi-169210827094800407.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke