Thursday, 02/05/2024

Trẻ 2 tuổi bỏng thực quản khi uống nhầm thuốc tẩy mụn ruồi

16:32 24/07/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, mới đây các bác sĩ của đơn vị có tiếp nhận cấp cứu cho bệnh nhi 2 tuổi bị ngộ độc thuốc tẩy mụn ruồi do sự bất cẩn của người lớn khi bảo quản hóa chất.

Bệnh nhi đã điều trị ổn định sức khỏe.

Theo người thân bé trai cho biết, do gia đình bảo quản thuốc tẩy mụn ruồi trong lọ giống lọ men tiêu hóa nên bất cẩn cho trẻ uống nhầm. Sau khi uống khoảng 1-2ml thuốc tẩy mụn ruồi (có chứa thành phần hóa học NatriHydroxit và Kali Hydroxit), trẻ xuất hiện nôn, đau họng, đau miệng và được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu. Đáng chú ý, tại thời điểm thăm khám, môi lưỡi trẻ có nề đỏ.

Kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy, trẻ có tình trạng niêm mạc họng và lưỡi bị bỏng ở mức độ nề đỏ, xung huyết, trợt niêm mạc. Qua khai thác thông tin từ gia đình và kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng; trẻ được bác sĩ chẩn đoán viêm loét họng miệng cấp sau ngộ độc hóa chất.

Ngay sau đó, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành điều trị bằng các biện pháp thải độc. Sau 24 giờ điều trị, chỉ số sinh tồn của bệnh nhi ổn định, môi lưỡi còn sưng nề đỏ.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Huyền, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, mức độ tổn thương của bệnh nhân nặng hay nhẹ tùy thuộc vào loại hóa chất, liều lượng, nồng độ của hóa chất mà bệnh nhi uống phải, cũng như thời gian đến bệnh viện sớm hay muộn.

Khi bị ngộ độc hóa chất, bệnh nhân sẽ bị bỏng niêm mạc đường tiêu hóa nếu qua đường uống, trẻ nôn dễ bị sặc gây viêm phổi hóa chất có thể tím tái suy hô hấp và nguy cơ tử vong cao.

Về hậu quả lâu dài, người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng như: bỏng thực quản, dạ dày gây biến chứng thủng thực quản, thủng dạ dày, chảy máu dạ dày và có thể bị hẹp thực quản khó nuốt, hẹp môn vị, suy giảm chức năng gan, thận…

Trước sự việc trên, bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo: Mọi người nên bảo quản các loại thuốc, hóa chất ở những vị trí an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Khi đựng các hóa chất trong bình chứa riêng, cần có nhãn ghi chú để tránh gây nhầm lẫn với người lớn và đặt ở nơi kín đáo, xa tầm tay trẻ nhỏ .

Trường hợp phát hiện trẻ nhỏ bị ngộ độc hóa chất cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu điều trị kịp thời, tránh tình trạng gây nôn cho trẻ, tránh nguy cơ sặc hóa chất hoặc hóa chất lan rộng gây bỏng thực quản hoặc tăng mức độ tổn thương nặng nề hơn.

Theo Nhân dân

https://nhandan.vn/tre-2-tuoi-bong-thuc-quan-khi-uong-nham-thuoc-tay-mun-ruoi-post763593.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke