Friday, 22/11/2024

Trà dược giải nhiệt, mát gan lợi mật

09:37 10/07/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Theo quan niệm của y học cổ truyền, 'nhiệt' là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là 'hoả'. Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch và hình thể.

Nhiệt được tạo nên từ bên ngoài, là do ngoại tà xâm nhập vào bên trong cơ thể mà hoá sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè.

Tuỳ theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: Nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi..., nhiệt tích ở đường tiêu hoá (tỳ, vị, đại tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...

Có rất nhiều thảo dược theo kinh nghiệm dân gian làm thức uống bổ dưỡng trong mùa hè, rất tốt với những người có thể chất 'thiên nhiệt'như". Nước trà xanh, nụ vối, nhân trần, la hán, chó đẻ răng cưa, rau má, chè vằng, nước mía, cỏ ngọt, râu ngô, cúc hoa, hoa hòe, dứa, mạch môn, nước đậu đen sao cháy, nước khổ qua, bí đao... 

Cây chó đẻ là một vị thuốc giúp giải nhiệt

Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một loại trà gồm 2 vị thuốc là cây chó đẻ và rễ cây nhàu, thứ nước có tác dụng giải nhiệt, thanh nhiệt, rất tốt cho gan mật và thần kinh.

  • Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh gan mật

- Thành phần: Diệp hạ châu đắng 20g, rễ nhàu 10g, 1 lát gừng, sắc uống trong ngày.

Diệp hạ châu đắng (còn gọi là diệp hạ châu; cây chó đẻ răng cưa). Tên khoa học: Phyllan Thusamarus, có tác dụng điều trị bệnh gan nói chung hoặc chữa viêm gan siêu vi B, xơ gan cổ trướng và rối loạn tiêu hóa. Trong các bài thuốc đông y sử dụng điều trị cho bệnh nhân có bệnh gan người ta đều dùng cây chó đẻ như 1 vị thuốc chủ đạo.

Cây nhàu giúp giải nhiệt

+ Rễ nhàu: Tên khoa học: Morinda Citrifolia L, có tác dụng rất tốt đối với các nhóm bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương, nhóm bệnh tim mạch chữa tăng huyết áp, nhức mỏi tay chân và đau lưng với liều 30-40g rễ nhàu khô sắc với 1 lít nước sôi 20 phút, uống hàng ngày. Dùng liên tục 2 tháng, sau đó giảm liều, có thể nấu thành cao lỏng để dành uống dần.

Hai vị thuốc trên phối hợp với nhau có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, giải khát, tránh được táo bón, ăn uống ngon miệng, giúp tăng sức đề kháng, sức miễn dịch cho cơ thể; điều trị hiệu quả cho hai nhóm bệnh lý tiêu hóa gan mật và suy nhược thần kinh (nhức đầu, tăng huyết áp, mất ngủ)...

Lưu ý: Để ứng dụng phương thuốc bạn cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

Theo Sức khoẻ đời sống

https://suckhoedoisong.vn/tra-duoc-giai-nhiet-mat-gan-loi-mat-169230703232633992.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke