Thursday, 09/05/2024

TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ số ca mắc Covid-19 còn tăng cao

15:47 16/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các địa phương, đặc biệt là TP HCM, các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, đang đối mặt với sự bùng phát phức tạp của dịch Covid-19, có thể gia tăng nhiều ca mắc và tử vong. Hiện Việt Nam đã chuẩn bị đủ oxy cho tình huống ca nhiễm cao hơn.

Sáng 16-7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố và được kết nối tới 130 điểm cầu. Cuộc họp nhằm đánh giá, rà soát những kịch bản phòng dịch trong thời gian qua, đặc biệt là chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Tính từ 27-4 tới sáng nay, số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước là 38.726 ca tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Riêng TP HCM có gần 22.000 ca bệnh.

Cuộc họp được kết nối điểm cầu Bộ Y tế tới gần 130 điểm cầu tại các địa phương

Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các địa phương, đặc biệt là TP HCM, các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, đang đối mặt với sự bùng phát rất phức tạp, có thể gia tăng nhiều trường hợp mắc và tử vong trong thời gian tới.

Bộ trưởng nhận định đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, phát triển kinh tế xã hội, nhất là các tỉnh miền Nam. Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực chính đặt ở TP HCM, 7 bộ phận thường trực còn lại của Bộ đặt ở các tỉnh có diễn biến phức tạp, cùng địa phương chỉ đạo sát sao phòng chống dịch.

Các đợt dịch trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc nhưng đợt dịch này biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước, do tốc độ bám dính đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn. "Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây tính toán" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Dù đã có các biện pháp quyết liệt, cố gắng nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá "chưa được như mong muốn, đòi hỏi sự cố gắng hơn". Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng tình hình dịch tiếp tục gia tăng, kéo dài, phức tạp nhất là các tỉnh phía Nam. "Tại một số địa phương dù đã triển khai Chỉ thị 16 nhưng chưa đầy đủ, nghiêm túc, chưa quyết liệt, nhiều khi còn chần chừ, nấn ná. Có nơi vẫn có tình trạng đi lại nhộn nhịp, chợ vẫn họp đông… Một số khu công nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế. Có địa phương chưa tập trung, chưa kiểm tra, giám sát chặt, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng" - ông nói.

Người dân tại một khu dân cư ở quận 1, TP HCM đchờ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 - Ảnh: Hoàng Triều

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng, kéo dài, phức tạp, chúng ta một số nơi còn lần chần. Một số nơi vẫn còn trông chờ vào Trung ương, ngại mua sắm. Vì thế, Bộ trưởng đề nghị các địa phương đánh giá rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Thay đổi chiến lược xét nghiệm

Trước bối cảnh tình hình dịch phức tap, lan rộng, số ca mắc tăng rất nhanh, Bộ Y tế đã có một số thay đổi cơ bản trong cách ly như giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 14 ngày; thí điểm cách ly F1 tại nhà. Việc giảm thời gian cách ly dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành có thể áp dụng theo hướng dẫn nếu đảm bảo đủ tiêu chí, chuẩn và điều kiện.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thay đổi chiến lược về xét nghiệm tại các vùng có nguy cơ cao. Theo đó, trước đây thực hiện Realtime RT-PCR là chính, nay thực hiện test nhanh là chính. Điều này giúp giảm thời gian, tối ưu hóa xét nghiệm, trả kết quả nhanh để nhanh chóng tách được F0 ra khỏi cộng đồng.

"Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn ở TP HCM, độ nhạy, độ đặc hiệu của test nhanh gần tương đương với xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn. "Với tốc độ lây lan nhanh của biến chủng, trong đợt dịch này, chỉ 1 người trong nhà nhiễm là hầu như các thành viên trong gia đình nhiễm"- Bộ trưởng phân tích.

Để đảm bảo tiết kiệm và đẩy tốc độ trong sử dụng test nhanh, Bộ Y tế cho phép gộp mẫu trong test nhanh ở những nơi có tỉ lệ lây nhiễm cao. Bộ Y tế cho phép các địa phương có thể gộp mẫu 3, 5 trong 1 lần test nhanh, tùy vào điều kiện, kỹ thuật lấy mẫu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác chống dịch tại TP HCM

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là sự thay đổi rất căn bản, quan trọng trong xét nghiệm. Chúng ta cách ly những vùng lõi, phong tỏa, vùng nguy cơ rất cao; Thực hiện test nhanh 3 -5 ngày/lần, khi phát hiện ca nghi nhiễm là lấy mẫu làm ngay RT-PCR khẳng định. Mục tiêu của chiến lược này là làm sao trả kết quả xét nghiệm càng nhanh càng tốt để giảm tốc độ lây nhiễm với cộng đồng.

Hiện TP HCM và một số địa phương đang thực hiện tốt điều này. Nhưng việc khẳng định ca dương tính vẫn phải dùng RT- PCR. Bộ trưởng lưu ý với vùng nguy cơ cao không nên gộp quá nhiều mẫu test nhanh chỉ nên gộp tối đa là 5 vì nếu phát hiện dương tính vẫn phải quay lại lấy mẫu đơn để xét nghiệm, rất mất thời gian.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thiết lập các khu điều trị khác nhau - phân tầng điều trị: Với người không triệu chứng (điều trị tại cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ban đầu), sau đó là bệnh nhân có triệu chứng đưa vào cơ sở y tế, lớp cuối là phòng cấp cứu tại các bệnh đa khoa tuyến tỉnh và bệnh viện dã chiến. Bộ Y tế khuyến cáo nên lập các phòng ICU ở bệnh viện dã chiến, tránh đổ dồn một chỗ, tránh lây nhiễm chéo.

Bộ trưởng Y tế cho biết Việt Nam đã chuẩn bị đủ oxy cho tình huống ca nhiễm cao hơn, tuy nhiên tất cả bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có phương án chuẩn bị sẵn. "Các tỉnh Binh Dương, Đồng Nai, Long An sẽ cực kỳ nóng bỏng trong thời gian tới đây nên các địa phương này phải hết sức tích cực phòng chống dịch"- ông Long lưu ý.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các địa phương năng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời xây dựng kế hoạch xét nghiệm từng ngày, từng tuần thể hiện được thời gian, đối tượng, đơn vị lấy mẫu, đơn vị xét nghiệm và thời gian trả kết quả để tránh chồng chéo.

Ông Tuyên cũng cho biết một số DN đã tự mua test nhanh về làm xét nghiệm, tuy nhiên Sở Y tế phải quản lý việc này cũng như test nhanh có được Bộ Y tế cấp phép hay không và quản lý được kết quả xét nghiệm. Cùng đó, thiết lập cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 phải tập trung, tránh dàn trải, đặc biệt Trung tâm Hồi sức tích cực phải được kết nối với Bộ Y tế để các chuyên gia hỗ trợ hội chẩn khi có bệnh nhân nặng.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/chu-ky-lay-nhiem-cua-virus-con-2-ngay-co-the-gia-tang-nhieu-ca-mac-covid-19-2021071610221225.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke