Friday, 19/04/2024

Tiêu hóa khỏe - 'chìa khóa' giúp phòng bệnh từ xa

15:38 22/03/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Khi hệ tiêu hóa khỏe, hệ miễn dịch cũng sẽ cường tráng và sản xuất đầy đủ các yếu tố đề kháng giúp cơ thể phòng bệnh.

Tại buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề "Tiêu hóa khỏe - 'Chìa khóa' giúp phòng bệnh từ xa" do báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Sữa chua Vinamilk tổ chức, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, hệ tiêu hóa khỏe là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh, bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Hệ tiêu hóa hấp thu những dưỡng chất từ thức ăn, chuyển hóa thành các thành phần thiết yếu để nuôi cơ thể cũng như cung cấp nguyên vật liệu xây dựng mô - tế bào và các hệ cơ quan như não bộ, thần kinh, miễn dịch...

Một vai trò quan trọng khác của hệ tiêu hóa chính là đóng góp vào quá trình xây dựng và sản xuất hệ miễn dịch. Nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy, có đến 70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch cơ thể như IgA, IgG, góp phần quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, các yếu tố miễn dịch này giúp cơ thể chống đỡ tốt để không bị mắc hoặc mắc bệnh nhẹ hơn.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh mang lại hai lợi ích: phòng tránh các bệnh tiêu hóa và tham gia sản xuất trực tiếp các yếu tố miễn dịch. Ảnh: Shutterstock

Khi chúng ta ăn uống đầy đủ, hệ tiêu hóa sẽ tiết các enzym giúp hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất này tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch. Ví dụ, protein được phân hủy thành các axit amin thiết yếu để xây dựng tế bào và hệ miễn dịch. Các chất béo như omega-3, omega-6 hay vitamin A, D, C, B6, B9, vi khoáng có trong chế độ ăn như kẽm, sắt, selen, canxi, magie cũng tham gia vào khả năng miễn dịch.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cho biết, chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa chính là chăm sóc sức khỏe toàn cơ thể. Chăm sóc hệ tiêu hóa cũng có nghĩa là đảm bảo hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng. Nếu lợi khuẩn duy trì ở mức ưu thế sẽ ức chế các hại khuẩn, từ đó giúp chúng ta phòng chống các bệnh đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón...

Vậy nên, hệ tiêu hóa khỏe mạnh mang lại hai lợi ích: cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp phòng tránh các bệnh tiêu hóa; tham gia quá trình sản xuất trực tiếp các yếu tố miễn dịch cơ thể, giúp phòng tránh bệnh.

Để có hệ tiêu hóa khỏe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, chế độ ăn rất quan trọng. Bà khuyến cáo, cần ăn đủ các nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bởi mỗi loại thực phẩm có chất dinh dưỡng khác nhau nên khi ăn phối hợp, cơ thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, khẩu phần ăn cần bổ sung thêm sữa chua nhằm cung cấp lượng men vi sinh, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển.

Phó giáo sư lý giải, sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa nên giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Sữa chua được lên men từ men vi sinh, điển hình là chủng men Bulgaricus (sữa chua ăn Vinamilk lên men từ 12 triệu men này), khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, từ đó ức chế hại khuẩn gây bệnh, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Sữa chua giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn nên những người ăn sữa chua thường xuyên (ít nhất một hộp mỗi ngày) có hiệu suất hấp thụ dưỡng chất cao hơn những người khác.

"Ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa - miễn dịch, hỗ trợ tăng đề kháng, giúp bạn đỡ phải gặp bác sĩ", bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh.

Sữa chua ăn đều đặn mỗi ngày từ một đến hai hộp sẽ góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa – miễn dịch, giúp phòng bệnh từ xa. Ảnh: Shutterstock

Vậy ăn sữa chua lúc nào tốt nhất? Phó giáo sư khuyến cáo, nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 1 giờ để sữa chua phát huy tối ưu hiệu quả. Mỗi người nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để có hệ tiêu hóa khỏe, tăng cường đề kháng và hỗ trợ phòng bệnh từ xa.

Theo Vnexpress

Tiêu hóa khỏe - 'chìa khóa' giúp phòng bệnh từ xa - VnExpress Sức khỏe

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke