Saturday, 27/04/2024

Thuốc tăng cường miễn dịch không thể dùng bừa

17:17 05/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường miễn dịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nhiều người lựa chọn dùng thuốc như một biện pháp hữu hiệu để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên, đâu là cách sử dụng an toàn, hợp lý?

Quá nhiều sự lựa chọn

Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nào đó, hệ miễn dịch kém khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ ốm, thậm chí mắc bệnh nặng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời phục hồi nhanh nếu không may bị mắc bệnh, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc tăng cường miễn dịch với mong muốn tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật, nhất là thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành.

hệ miễn dịch kém khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ ốm.

Tuy nhiên, lựa chọn thuốc không hề dễ dàng. Chỉ một cú click chuột trên trang tìm kiếm có thể tìm thấy hàng ngàn kết quả về thuốc tăng cường miễn dịch của nhiều hãng dược với hàng trăm giá khác nhau. Loại thuốc nào cũng kèm với lời quảng cáo “thuốc tốt, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, thành phần tự nhiên, có nguồn gốc thảo dược không tác dụng phụ, dễ sử dụng…”. Tại Nhà thuốc trên phố Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng), khi được hỏi về thuốc tăng sức đề kháng, chủ cửa hàng cũng đưa ra một danh sách: Pediakid, immucan, imuno glucan, thymos, modulin forte, imodulin, A-HPC, epidolle, anaferol… Mỗi loại lại có mức giá khác nhau từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Trước bạt ngàn các loại thuốc tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, người tiêu dùng rất khó để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

 Thực chất các loại thuốc tăng cường miễn dịch

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương (Trường đại học Dược Hà Nội), chất kích thích miễn dịch/tăng cường miễn dịch là các chất (bao gồm cả thuốc và chất không phải thuốc như chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng…) có khả năng tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua kích hoạt hoặc tăng cường hoạt động của các thành phần trong hệ thống miễn dịch.

Các chất kích thích miễn dịch có thể chia thành hai nhóm: Kích thích miễn dịch đặc hiệu (như vaccin hay các kháng nguyên) và kích thích miễn dịch không đặc hiệu. Do hệ thống miễn dịch của cơ thể rất phức tạp, giải thích cơ chế tác dụng của các chất kích thích/tăng cường miễn dịch, đặc biệt là với miễn dịch không đặc hiệu hoàn toàn không đơn giản. Thêm vào đó, từ cơ chế tác dụng đến chứng minh hiệu quả thực sự trên lâm sàng cũng còn rất nhiều thách thức.

 Chỉ dùng khi thiếu hụt

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều chất được quảng cáo có tác dụng tăng cường miễn dịch theo các cơ chế rất khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều chưa chứng minh được vai trò thực sự trên lâm sàng. Mặt khác, bất kỳ chất nào đưa vào cơ thể đều có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, không được tùy tiện sử dụng, không được lạm dụng các loại thuốc này. Cần tham vấn ý kiến chuyên môn trước khi có quyết định sử dụng các chất được quảng cáo là tăng cường miễn dịch để tránh lãng phí về tiền bạc mà không đem lại hiệu quả như mong muốn, hoặc thậm chí còn có thể có hại cho sức khoẻ.

Với các chế phẩm dùng cho trẻ, theo BS. Trần Đồng (Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc), việc sử dụng những loại thuốc hoặc những sản phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch cũng cần phải được chỉ định, tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Nên nhớ, chỉ bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng. Bởi thuốc tăng cường miễn dịch cũng có thể gây rối loạn trong cơ thể nếu dùng thừa. Cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để có sự lựa chọn thuốc đúng, an toàn và hiệu quả.

Trước khi cho trẻ uống thuốc cần phải đọc kỹ thành phần có trong thuốc.

BS. Trần Đồng cho hay, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, có rất nhiều bậc phụ huynh tìm loại thuốc chứa interferon để tăng đề kháng cho trẻ chống lại các bệnh do virus. Tuy nhiên, đây là thuốc kháng virus chứ không phải thuốc hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Việc uống thuốc không đúng bệnh vừa không có tác dụng vừa tốn tiền mất thời gian. Ngoài ra, không phải các trường hợp nhiễm virus nào cũng sử dụng thuốc kháng virus. Interferon chỉ dùng khi thật cần thiết, dùng đúng thời điểm.

BS. Trần Đồng khuyên, trước khi cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc tăng cường miễn dịch nào, cần phải đọc kỹ thành phần có trong thuốc, để tránh việc có thể bổ sung chồng chéo các chất gây quá liều. Việc cho trẻ uống quá liều có thể khiến trẻ bị ngộ độc và tổn hại gan thận, làm gia tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc. Lưu ý, không cho trẻ uống kéo dài vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Với các bệnh nhân hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa… cần lưu ý khi sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch. Đồng thời, cần bảo quản thuốc đúng, tránh làm làm hỏng thuốc khiến thuốc mất tác dụng, thậm chí có thể sản sinh ra các chất không có lợi.

Có thể tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật bằng thực phẩm ăn hàng ngày.

Có thể tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật bằng thực phẩm ăn hàng ngày như rau xanh, hoa quả... Bên cạnh đó cần duy trì thói quen, lối sống lành mạnh: Không hút thuốc, tăng cường vận động, duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngủ đủ giấc 8 giờ/ngày, tránh thức khuya, hạn chế uống bia rượu, uống nhiều nước, tránh căng thẳng, thực hiện các bước phòng tránh nhiễm trùng: đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và ăn chín uống sôi, tránh tụ tập nơi đông người.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke