Friday, 26/04/2024

Thuốc Molnupiravir dùng điều trị tại nhà cho F0 hiệu quả thế nào?

11:38 17/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Molnupiravir do hai hãng được Mỹ Ridgeback Biotherapeutics và Merck nghiên cứu phát triển.

Loại thuốc này tác dụng ức chế sự sao chép của nhiều virus RNA bao gồm SARS-CoV-2, tác nhân gây bệnh COVID-19. Molnupiravir dùng điều trị giai đoạn đầu của bệnh.

"Đây là minh chứng đầu tiên loại thuốc uống có thể ngăn chặn nhanh chóng sự lây truyền nCoV và nó có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi", tiến sĩ Richard K Plemper - giáo sư tại Viện Khoa học y sinh, bang Georgia (Mỹ) nói.

Molnupiravirn ban đầu được dùng để điều trị bệnh cúm, ngăn không cho virus tạo ra các bản sao của chính nó bằng cách tạo ra các lỗi trong quá trình sao chép RNA của virus. Tuy nhiên, tới tháng 4/2020, các nhà nghiên cứu phát hiện Molnupiravir có thể ngăn ngừa và giảm tổn thương phổi nghiêm trọng ở chuột bị nhiễm nCoV.

Molnupiravir có thể trở thành phương thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên dưới dạng viên uống. (Ảnh: Shutterstock)

Molnupiravirn trước hết được thử nghiệm trên chồn nhiễm COVID-19 và cho kết quả tích cực. Khi được thử nghiệm trên người, Molnupiravirn lập tức ngăn chặn quá trình sao chép các bản sao của RNA của virus trong tế bào.

Tới hiện tại, Molnupiravir hoàn tất 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cho kết quả khả quan. Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 với Molnupiravir trên 1.850 bệnh nhân đang được thực hiện.

Kết quả thử nghiệm giai đoạn tạm thời cho thấy, sau 5 ngày điều trị, 78,3% tình nguyện viên trong nhóm dùng Molnupiravir để điều trị cho kết quả âm tính khi xét nghiệm PCR, cao hơn mức 48,4% với nhóm được chăm sóc bình thường, theo Optimus Pharma, một hãng dược Ấn Độ hợp tác với Merck. Qua ngày điều trị thứ 10 và 14, số bệnh nhân còn lại trong nhóm dùng Molnupiravir đều âm tính

Ngoài ra, Molnupiravir còn giúp giảm tải lượng virus hiệu quả mà gần như không kèm theo tác dụng phụ hoặc các bệnh đi kèm trong và sau thời gian điều trị.

Các nhà khoa học khẳng định đây là kết quả "đầy hứa hẹn".

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Khoa học Y sinh, Đại học Bang Georgia công bố trên tạp chí Nature Microbiology hồi tháng 12/2020 cho thấy, Molnupiravir có thể ngăn chặn sự lây truyền của nCoV trong 24 giờ.

Nếu được phê duyệt, Molnupiravir sẽ trở thành phương thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên dưới dạng viên uống. Liệu trình thử nghiệm hiện tại của Molnupiravir là 2 liều mỗi ngày và sử dụng trong 5 ngày. Molnupiravir được khuyến cáo nên sử dụng ngay trong những ngày đầu sau khi bệnh nhân nhiễm virus, thời điểm hệ miễn dịch chưa đủ thời gian để cung cấp bảo vệ cho cơ thể nhằm ngăn chặn virus tăng sinh.

Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Trong khi đó, Optimus Pharma đang đề xuất Tổng cục Kiểm soát Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) cấp phép sử dụng khẩn cấp Molnupiravir ở Ấn Độ.

Tuần trước, Cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu của Australia (TGA) cũng đánh tiếng về việc đang chuẩn bị cấp phép sử dụng Mulnopiravir.

Từ ngày 16/8, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà ở TP.HCM, trong đó gồm các dịch vụ cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần. Thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình là Molnupiravir - thuốc kháng virus.

Bộ Y tế khẳng định việc cung cấp và sử dụng thuốc Molnupiriavir trong chương trình được tư vấn, hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, ghi nhận và đánh giá bởi các chuyên gia, cán bộ y tế. Dựa trên kết quả tổng kết đánh giá, chương trình sẽ được xem xét để tiếp tục triển khai nhân rộng tại các cơ sở thu dung, điều trị của các địa phương, tỉnh, thành phố đang có dịch COVID-19.

Theo VTC News

https://vtc.vn/thuoc-molnupiravir-dung-dieu-tri-tai-nha-cho-f0-hieu-qua-the-nao-ar631212.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke