Saturday, 20/04/2024

Bộ Y tế: 7 nhóm thuốc điều trị tại nhà cho bệnh nhân COVID-19

12:01 27/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 7 nhóm thuốc theo hướng dẫn gồm hạ sốt, giảm đau; cân bằng điện giải; hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; sát khuẩn hầu họng; kháng virus; chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra túi thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Theo hướng dẫn, danh mục này gồm 7 nhóm thuốc: Hạ sốt, giảm đau; cân bằng điện giải; hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; sát khuẩn hầu họng; kháng virus; chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.

Cụ thể hướng dẫn Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà gồm:

Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol: Cho trẻ em, sử dụng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; cho người lớn, sử dụng viên nén 250mg hoặc 500mg.

- Thuốc cân bằng điện giải dung dịch: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.

- Thuốc sát khuẩn hầu họng: Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối); thuốc sát khuẩn hầu họng khác.

- Thuốc kháng virus sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống, lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5mg (viên nén), Methylprednisolon 16mg (viên nén), Prednisolon 5mg (viên nén).

- Thuốc chống đông máu đường uống, lựa chọn một trong 2 thuốc sau: Rivaroxaban 10mg (viên), Apixaban 2,5mg (viên).

Hiện nay thuốc kháng virus chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức.

Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học - Bộ Y tế thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.

Ngoài ra, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu sẽ kê ngoại trú theo các hướng dẫn trước đó.

Nguyên tắc là chỉ định điều trị kết hợp đồng thời cả 2 loại thuốc khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp mà chưa kịp chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch và người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc…/.

Theo Vietnamplus

https://www.vietnamplus.vn/bo-y-te-7-nhom-thuoc-dieu-tri-tai-nha-cho-benh-nhan-covid19/736719.vnp

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke