Bất chấp các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn, nhiều người mắc bệnh CKD kết hợp với T2D có nguy cơ tiến triển CKD và các biến cố tim mạch. Bệnh tiểu đường loại 2 là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận giai đoạn cuối, khiến bệnh nhân có thể phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Kerendia hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động quá mức của thụ thể mineralocorticoid (MR). Hoạt động quá mức của thụ thể mineralocorticoid được cho là nguyên nhân dẫn đến xơ hóa và viêm, góp phần gây ra tổn thương vĩnh viễn cấu trúc thận .
Kerendia là thuốc chứng minh làm chậm đáng kể tiến triển của bệnh thận mãn tính và giảm nguy cơ tim mạch ở những người bị bệnh thận mãn tính liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh thận mãn tính liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 có thể gây suy nhược đến cuộc sống của bệnh nhân. Căn bệnh này đang ngày càng phát triển, có tới 40% tổng số bệnh nhân tiểu đường loại 2 phát triển thành bệnh thận mãn tính. Điều quan trọng là các bác sĩ và bệnh nhân phải có các lựa chọn điều trị mới có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính.
Các phản ứng có hại được báo cáo ở ≥ 1% bệnh nhân điều trị kerendia và thường xuyên hơn giả dược, đó là: Tăng kali máu (18,3% so với 9%), hạ huyết áp (4,8% so với 3,4%) và hạ natri máu (1,4% so với 0,7%).
Để tránh các tương tác thuốc bất lợi, không sử dụng đồng thời kerendia với các chất ức chế CYP3A4 mạnh. Tránh uống đồng thời bưởi hoặc nước ép bưởi. Tránh sử dụng đồng thời kerendia với chất cảm ứng CYP3A4 mạnh hoặc trung bình.
Đối với phụ nữ cho con bú, tránh cho con bú trong thời gian điều trị với Kerendia và trong 1 ngày sau khi điều trị.
Tránh sử dụng kerendia ở bệnh nhân suy gan nặng (Child Pugh C) và xem xét theo dõi thêm kali huyết thanh khi suy gan trung bình (Child Pugh B).
Kerendia có thể gây tăng kali máu. Nguy cơ phát triển tăng kali máu tăng lên khi giảm chức năng thận và cao hơn ở những bệnh nhân có nồng độ kali cơ bản cao hơn hoặc các yếu tố nguy cơ khác của tăng kali máu. Đo kali huyết thanh và eGFR ở tất cả bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị với kerendia và liều lượng cho phù hợp.
Đo kali huyết thanh định kỳ trong thời gian điều trị với kerendia và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Có thể cần theo dõi thường xuyên hơn đối với những bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu, bao gồm cả những bệnh nhân đang điều trị đồng thời các thuốc làm giảm bài tiết kali hoặc tăng kali huyết thanh.
Theo Sức khỏe đời sống