Thói quen rửa bát đũa tưởng sạch, hóa ra có thể khiến ung thư "ập đến" gia đình bạn, cần thay đổi sớm để tránh bệnh!
11:20 02/08/2022
Ngoài thói quen ăn uống, các bệnh ung thư cũng thường xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ví dụ như thói quen rửa bát đũa.
Bát đũa vốn là đồ vật đựng thức ăn, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe người ăn, vì vậy không thể chủ quan dù chỉ là những hành động rất nhỏ.
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa tương đối cao, đặc biệt là ung thư thực quản, ung thư dạ dày... Những thói quen sai lầm trong ăn uống sẽ vô hình làm tổn thương niêm mạc của đường tiêu hóa, lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong bữa cơm của các gia đình người Việt, đôi đũa là một trong những vật dụng quen thuộc.Việc vệ sinh đũa hàng ngày là việc quan trọng để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên, sự thật là hiện nay rất nhiều người đang rửa đũa sai cách, vô tình làm sản sinh ra nhiều chất gây ung thư mà chúng ta không ngờ đến.
Thông thường, trên mỗi đôi đũa thường có một lớp bảo vệ bên ngoài, mục đích của các nhà sản xuất là để tránh cho đũa không bị nấm mốc hay ngấm nước. Nhiều người thường có thói quen cầm cả bó đũa và chà xát chúng với nhau vì cho rằng cách rửa đũa này vừa nhanh vừa tiện. Tuy nhiên, cách làm lại khiến lớp bảo vệ bên ngoài của đũa bị phá hủy và dần tạo ra những vết nứt nhỏ dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Ngoài ra sau khi rửa đũa nhiều người không có thói quen lau khô mà cứ thế cho lên giá đũa, tạo ra môi trường ẩm ướt cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt là có chất gây ung thư nghiêm trọng - aflatoxin phát triển. Cùng với đó, để đũa chồng chéo lên nhau sẽ gây nên sự nhiễm chéo và ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong gia đình.
Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo khi rửa đũa mọi người hãy rửa từng ít một, không chà xát chúng vào nhau.
Sau mỗi tuần, bạn nên khử trùng đũa bằng cách cho khử khuẩn hoặc cho vào nước sôi (không áp dụng với đũa nhựa hay inox). Sau khi rửa sạch đũa, nên lau khô và phơi nắng đũa, sau đó cất ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, tránh môi trường ẩm thấp. Nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoát nước.
Ngoài ra, để an toàn cho cả gia đình, khi rửa bát đũa cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:
Không lạm dụng nước rửa bát
Nước rửa bát là một công cụ hiệu quả để loại bỏ dầu ăn trên bát đũa. Nhưng chúng đều có cơ chế chung là dùng hóa chất để tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, nhờ vậy có thể làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bát đĩa, quần áo. Với nước rửa bát có thể gây độc hại cho người nếu sử dụng quá nhiều, thậm chí là có thể gây ung thư do có chứa nhiều hóa chất.
Lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì chúng rất khó để làm sạch hết hóa chất, những loại chất độc này sẽ còn sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn sau khi được tái sử dụng, chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
Ngâm bát đũa trong nước quá lâu
Nhiều người đã quen với việc xếp bát đũa vào bồn rửa và rửa chung vào cuối ngày. Thói quen này tưởng chừng rất tiết kiệm thời gian nhưng lại rất dễ khiến cho một số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi trong bồn rửa.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc ngâm bát đũa quá 4 tiếng sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhiều lần, thời gian ngâm càng lâu thì càng nhiều vi khuẩn sinh sản. Hơn nữa, thời gian ngâm bát đũa trong nước xà phòng càng lâu thì bát đũa càng có nguy cơ bị ngấm hóa chất, nguy cơ bị ung thư càng gia tăng.
Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát
Đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.