Thursday, 21/11/2024

Thói quen ăn uống giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

19:26 13/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Cắt giảm lượng carb (đường, tinh bột) trong mỗi bữa ăn có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là vấn đề sức khỏe đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới. Riêng ở Mỹ, hơn 37 triệu người dân sống chung với căn bệnh này. Phần lớn các trường hợp mắc tiểu đường loại 2, chủ yếu xuất hiện ở những người trên 45 tuổi. Tuy nhiên, số ca bệnh ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng đang gia tăng.

Có những yếu tố không kiểm soát được có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2, như tuổi tác và di truyền. Tuy nhiên, các yếu tố lối sống bao gồm vận động và chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. 

Nghiên cứu mới từ Đại học Tulane (Mỹ) ghi nhận, hạn chế lượng carb ăn hằng ngày có thể giảm nguy cơ hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường hiện có.

Ảnh minh họa

Đây chắc chắn không phải là những phát hiện đầu tiên về lợi ích tiềm năng của chế độ ăn ít carb đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Theo Trung tâm Y tế Stanford, chế độ ăn ít carb như ăn keto hoặc kiểu Địa Trung Hải có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.

Các nhà khoa học ở Đại học Tulane đã chia 150 người tham gia thành hai nhóm: ăn kiêng ít carb và ăn kiêng “thông thường”. Độ tuổi từ 40 tới 70, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Họ không dùng bất kỳ loại thuốc nào để giảm lượng đường trong máu.

Sau 6 tháng, nhóm ăn theo chế độ ít carb có mức hemoglobin A1c thấp hơn, đây là một dấu hiệu phổ biến để đo lượng đường trong máu. Như vậy, thói quen ăn uống này có thể giúp những người mắc cả bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nhóm ăn ít carb giảm tổng trọng lượng nhiều hơn, cũng như có lượng đường huyết lúc đói thấp hơn so với nhóm "ăn kiêng thông thường". 

Ảnh minh họa

Chế độ ăn kiêng ít carb

Những người tham gia nhóm ăn ít carb đã được hướng dẫn về lượng carb nên tiêu thụ hằng ngày trong thời gian 6 tháng. Trong 3 tháng đầu tiên, họ chỉ dùng dưới 40g carb mỗi ngày và tăng lên thành 60g/ngày vào 3 tháng cuối. 

Các thực phẩm nên ăn gồm các loại thịt (bò, lợn, gà, cừu), cá (đánh bắt tự nhiên), trứng, rau củ quả, các loại hạt, sản phẩm sữa giàu chất béo (sữa chua, bơ, phô mai), dầu thực vật, mỡ lợn… 

Các thực phẩm nên tránh gồm những loại chứa đường, ngũ cốc đã tinh chế, rau củ chứa nhiều tinh bột. 

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/che-do-an-it-carb-giup-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-2075679.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke