Wednesday, 04/12/2024

Thoát vị đĩa đệm cột sống ở dân văn phòng hiểu đúng để điều trị và phòng ngừa

09:47 25/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ngồi lâu một chỗ với một tư thế liên tục từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày là nguyên nhân khiến dân văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Về lâu dài, căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chức năng vận động của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ở dân văn phòng không phải là một bệnh hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do tư thế ngồi không đúng, vận động không đủ,...

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống phổ biến hàng đầu trong bệnh ở dân văn phòng

So với những công việc lao động chân tay ngoài trời, môi trường văn phòng tưởng chừng như lý tưởng hơn và có nhiều điều kiện tốt cho sức khỏe. Nhưng theo khảo sát và đánh giá nhiều năm của các chuyên gia y tế, chính môi trường văn phòng lại là nơi "bào mòn" sức khỏe và gây ra nhiều chứng bệnh khó chữa trị khỏi hoàn toàn.

Cụ thể, môi trường văn phòng khép kín, với tính chất công việc ít vận động, dễ ngồi sai tư thế, ăn uống không theo giờ giấc… là nguyên nhân gây nên những bệnh liên quan đến xương khớp như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống, các bệnh về rối loạn chuyển hóa như gout, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, béo phì…

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống phổ biến hàng đầu trong bệnh ở dân văn phòng (Ảnh: Internet)

Ở dân văn phòng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến hơn ở cột sống cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng nhưng lại không được chú ý phát hiện và điều trị từ sớm.

Mặc dù có thể sớm nhận biết những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nhẹ như: đau mỏi thắt lưng, mỏi cổ, đau lan từ cổ xuống vai và 2 cánh tay nhưng hầu hết chúng ta lại dễ dàng bỏ qua chúng. Ban đầu bệnh không gây ra những ảnh hưởng quá lớn tới sinh hoạt hàng ngày nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và rất khó hồi phục hoàn toàn.

2. Một số biến chứng khó lường ở dân văn phòng bị thoát vị đĩa đệm cột sống

- Suy giảm sức lực cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở 2 cánh tay hoặc 2 chân

- Hội chứng đau khập khiễng cách hồi: người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển trên đoạn đường dài, cần nghỉ ngơi liên tục

- Rối loạn cảm giác nóng - lạnh trên da hoặc mất cảm giác

- Rối loạn cơ tròn hay còn gọi là rối loạn đại tiểu tiện

- Mất khả năng vận động ngừa người hoặc toàn thân (biến chứng nặng nhất)

3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống ở dân văn phòng

- Ngồi sai tư thế trong thời gian dài: đây là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm 90% những người làm việc văn phòng mắc phải. Ngồi cong lưng, ngả nghiêng, hay gác chân,… sẽ khiến bạn dễ chịu và thoải mái hơn so với tư thế đúng là ngồi thẳng, lưng tựa nhẹ vào thành ghế nhưng về lâu dài, cột sống của bạn phải chịu áp lực lớn, đĩa đệm bị lệch đi gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở thắt lưng, cổ vai gáy.

- Ngồi liên tục 8 - 10 tiếng mỗi ngày, vận động ít: Cột sống của chúng ta có độ đàn hồi và đường cong sinh lý giúp cho chuyển động linh hoạt và nhẹ nhàng. Nhưng việc ngồi liên tục 1 tư thế và ít vận động thường xuyên sẽ khiến các đốt sống bị thẳng hàng, mất đi đường cong sinh lý vốn có, áp lực chèn ép lên đĩa đệm khiến chúng bị lệch ra ngoài vị trí ban đầu, chèn lên rễ thần kinh.

Cột sống của chúng ta có độ đàn hồi và đường cong sinh lý giúp cho chuyển động linh hoạt và nhẹ nhàng (Ảnh: Internet)

- Tiếp xúc với màn hình máy tính, sử dụng điện thoại thường xuyên: tiếp xúc với màn hình máy tính với khoảng cách không hợp lý và tư thế cúi đầu sử dụng điện thoại thường xuyên cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp ở dân văn phòng.

- Thói quen xấu nằm ngủ trên ghế, gục mặt ngủ trên bàn làm việc: phần lớn dân văn phòng duy trì giấc ngủ trưa ngắn trên ghế hoặc ngủ gục trên mặt bàn vào giờ nghỉ trưa. Việc gục mặt lên bàn, ngồi ngủ trên ghế lâu ngày có thể khiến hình dáng cột sống thay đổi, máu lưu thông không đều, dẫn đến nhiều hậu quả về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, phái nữ làm việc văn phòng thường xuyên đi giày cao gót cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn bình thường.

5. Cách điều trị

Thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ở dân văn phòng không khó điều trị khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Hầu hết các trường hợp gặp biến chứng và cần phải phẫu thuật đều do điều trị muộn hoặc tiếp cận sai phương pháp chữa bệnh.

Nếu gặp biến chứng, các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cần phải phẫu thuật (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách dễ dàng nếu người bệnh kiên trì theo phương pháp bảo tồn, tức là tiến hành vật lý trị liệu, tập luyện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Do vậy, ngay khi phát hiện những cơn đau mỏi, đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, cột sống hay cổ vai gáy, nghi ngờ là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, bạn hãy thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

6. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống ở dân văn phòng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy, hãy chú ý phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống trước tiên thay vì để có bệnh rồi mới lo lắng chạy chữa:

- Vận động thường xuyên bằng cách đứng lên đi lại nhẹ nhàng khỏi chỗ ngồi làm việc mỗi 30' - 1h/lần.

- Khi ngồi làm việc nên ngồi đúng tư thế thẳng lưng, giữ khoảng cách thích hợp với màn hình vi tính

- Không ngủ gục trên bàn làm việc hoặc ngủ ngồi trên ghế

- Hạn chế dùng điện thoại liên tục, vào giờ giải lao nên thực hiện các bài tập thư giãn cho mắt và tập khớp vai, gáy thích hợp

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp hàng ngày

- Nên duy trì thói quen tập thể dục vào sáng sớm hoặc sau giờ làm

- Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là một cách giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke