Thursday, 28/03/2024

Tắm xà phòng hàng ngày: Những tác hại không ngờ mà cơ thể đang phải gánh chịu

14:41 24/03/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tắm thường xuyên và dùng xà phòng quá nhiều là một thói quen không tốt bởi nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến làn da.

Ước tính, có khoảng 2/3 người Mỹ có thói quen tắm mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, điều này là không cần thiết.

Trên thực tế, tắm quá thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Dầu, chất khử mùi, nước hoa và các chất phụ gia khác trong xà phòng và dầu gội đầu có thể dẫn đến dị ứng hoặc các bệnh về da. Tắm quá nhiều cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Làn da - tấm áo giáp của cơ thể

Da là cơ quan lớn nhất bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của cơ thể, là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn, virus và nấm -  tạo thành một “hệ vi sinh vật trên da”.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Nature Reviews Microbiology, hệ vi sinh vật này - giống như hệ vi sinh vật đường ruột - có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và xử lý các chất thải tự nhiên. Nếu hệ sinh vật này bị xáo trộn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng về da.

Theo bác sĩ Robert Shmerling tại Trường Y khoa Havard, tắm quá nhiều có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn và các vi sinh vật hữu ích khác, dẫn đến tình trạng khô da, kích ứng hoặc ngứa. Nếu da khô đến mức nứt ra hoặc mỏng đi, các vi khuẩn và chất gây dị ứng có thể đi qua hàng rào bảo vệ mà da cung cấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Lạm dụng xà phòng tắm có thể gây nhiều tác hại cho da.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên tắm bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi hoa sen, bạn có thể đang giết chết những vi khuẩn có lợi đang sinh sống trên da của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng của vi sinh vật, tăng lượng sinh vật có khả năng kháng thuốc kháng sinh cao hơn.

Da của chúng ta cần giữ sự cân bằng này bởi sự tiếp xúc với một số vi sinh vật bình thường và các yếu tố môi trường khác cho phép chúng ta tạo ra các kháng thể bảo vệ và xây dựng hệ thống phòng thủ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, tắm quá thường xuyên sẽ làm đảo lộn quá trình này.

Theo một bài báo được đăng trên website Verywell Health, điều này đặc biệt gây hại đối với những người mắc các bệnh về da như chàm hoặc vẩy nến.

Đối với những bệnh nhân này, làm sạch cơ thể bằng xà phòng và nước nóng sẽ dẫn đến mất cân bằng của lớp axit béo và bã nhờn trên da, vốn có tác dụng bảo vệ và giữ ẩm cho da, đồng thời chống lại các tác nhân ô nhiễm bên ngoài. Việc phá vỡ các yếu tố này có thể khiến da bị khô, bong tróc và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nhiều người muốn tắm mỗi ngày vì lý do mùi cơ thể. Nhưng theo bác sĩ James Hamblin, tác giả cuốn sách "Clean: The New Science of Skin", tắm quá thường xuyên sẽ khiến mùi cơ thể thêm trầm trọng hơn.

Trong một bài báo được đăng tải trên tạp chí The Atlantic, Hamblin giải thích rằng, mùi cơ thể là kết quả của các vi khuẩn sống nhờ dầu và mồ hôi trên da của chúng ta. 

"Nếu bạn tắm quá thường xuyên và sử dụng quá nhiều xà phòng, bạn sẽ làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái này. Khi vi khuẩn sinh sôi trở lại, những loại vi khuẩn gây mùi cơ thể sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, bạn sẽ thấy mùi cơ thể của mình trở nên hăng hơn khi thường xuyên tắm. Trong khi đó, nếu bạn kiểm soát tần suất tắm của mình, hệ sinh thái này sẽ đạt được sự cân bằng và mùi cơ thể cũng giảm bớt", ông viết.

Bao lâu thì nên tắm một lần?

Những thông tin ở trên không có nghĩa bạn nên dừng tắm hoàn toàn hay ít tắm quá mức. Điều quan trọng cần làm là tạo ra sự cân bằng trên cơ thể.

Không tắm trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc tích tụ các tế bào chết và dầu trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Tương tự, mặc quần áo thấm mồ hôi quá lâu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, gây ngứa ngáy. Nếu bạn là người thường xuyên đến phòng gym, bạn cũng nên tắm rửa sau khi tập luyện vì một số mầm bệnh có thể phát triển mạnh trên thiết bị tập thể dục hoặc trong phòng thay đồ.

Những người không tắm trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ bị một tình trạng gọi là "dermatitis neglecta" (viêm da do lười tắm), với đặc trưng là sự xuất hiện của các mảng màu nâu của tế bào chết, mồ hôi và bụi bẩn trên cơ thể. Những bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc những người khuyết tật nhiều khả năng phát triển tình trạng bệnh này nhất do có những hạn chế về số lần tắm.

Theo TS Shmerling từ Harvard Health, không có quy định cụ thể nào về tần suất tắm. Trừ khi bạn thường xuyên hoạt động thể chất hoặc làm gì khiến cơ thể bị bẩn, đổ nhiều mồ hôi, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, với hầu hết mọi người, tắm vài lần một tuần – không phải hàng ngày – là đủ để giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng.

Chỉ cần dùng xà phòng tại những khu vực như nách, bẹn và bàn chân bởi đây là nơi vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập.

Bạn cũng nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, vì nước nóng có thể làm khô da. Thời gian tắm từ 5 - 10 phút là đủ để cơ thể sạch sẽ, và chỉ nên sử dụng xà phòng thường xuyên ở những vùng quan trọng như bẹn, nách, mông và bàn chân. Nếu da bị khô, hãy thoa một ít kem dưỡng ẩm sau khi tắm.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, rửa tay là điều quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, mặt cũng là nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, vì vậy, đây cũng là bộ phận cần được rửa sạch hàng ngày.

Theo VTC News

Tắm xà phòng hàng ngày: Những tác hại không ngờ mà cơ thể đang phải gánh chịu (vtc.vn)

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke