Wednesday, 01/05/2024

Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi, tăng cơ hội cứu chữa và cải thiện chất lượng sống

09:34 25/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Hằng năm có khoảng 10% người không sử dụng thuốc lá tử vong do bệnh lý ung thư phổi. Con số tử vong trên những người bệnh có liên quan đến hút thuốc lá cao gấp 9 lần. Những dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi rất khó nhận biết, khiến nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh đã rơi vào giai đoạn trễ. Do đó, tầm soát ung thư phổi định kỳ đối với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người thường xuyên hút thuốc là rất quan trọng. Việc kịp thời kiểm soát bệnh từ giai đoạn sớm sẽ tăng khả năng sống cho người bệnh cũng như duy trì chất lượng sống sau điều trị.

Ảnh minh họa

Thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với hơn 2 triệu ca mắc mới mỗi năm và 2/3 trong số đó tử vong. Riêng tại nước ta,  mỗi năm có 20.000 ca tử vong và mỗi ngày trong nước có hơn 90 ca mắc mới căn bệnh ung thư phổi này. Điều đáng lưu ý là theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, 90% số người chết do ung thư phổi đều liên quan đến tác nhân thuốc lá. Trong khi đó, theo báo cáo của Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng phát hiện có 10-15% những người chết do ung thư phổi tại Mỹ, chưa từng tiếp xúc với thuốc lá. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có các dấu hiệu đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Các triệu chứng đáng chú ý bao gồm ho dai dẳng nhưng không đáp ứng với các thuốc thông thường, đau tức ngực, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, ho ra máu, sụt cân, v.v... Tuy nhiên, với bấy nhiêu triệu chứng thường không làm người bệnh nghĩ đến ung thư phổi.

“Tầm soát thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ mắc cao như hay hút thuốc, thường tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, amiang, phóng xạ radon, chất độc asen”, TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh (Chuyên khoa Nội Phổi - Bệnh viện FV) cho biết. 

TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh (Chuyên khoa Nội Phổi- Bệnh viện FV) đang thăm khám cho bệnh nhân

Thuốc lá không chỉ là tác nhân lớn gây ra bệnh ung thư phổi, mà còn có thể dẫn tới 20 loại bệnh ung thư khác, các vấn đề tim mạch, suy nhược thần kinh,... Do vậy, bác sĩ Tường Oanh đặc biệt khuyến nghị người trên 50 tuổi và sử dụng thuốc lá trên 15 năm là đối tượng chính nên thực hiện tầm soát ung thư phổi.

Ung thư phổi – phát hiện sớm tăng cơ hội sống cho người bệnh 

Cô Lê Thị B (70 tuổi, Tp.HCM) một bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi (loại không tế bào nhỏ) dù cô không hút thuốc và cũng không tiếp xúc nhiều với môi trường có khói thuốc. Cô B là người khá quan tâm đến sức khỏe nên thường xuyên thăm khám và tầm soát bệnh. Nhờ vậy, năm 2011, cô đã phát hiện được căn bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Sau thời gian chữa trị kịp thời tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, bệnh viện FV, sức khỏe của cô đã hồi phục và khỏe mạnh cho đến nay. 

Bác sĩ Tường Oanh cho biết: “Đối với bệnh ung thư phổi, việc phát hiện sớm mang lại kết quả điều trị rất khác biệt. Có thể cứu sống được người bệnh, kéo dài thời gian sống, hay cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ”. Hiện nay, tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật CT scan liều thấp giúp phát hiện sớm những khối bướu nhỏ, hay những bất thường ở phổi mà khó được phát hiện bằng phương pháp chụp phim X-quang qui ước. Phương pháp CT scan liều thấp an toàn khi liều bức xạ được đặt ở mức thấp, có thể không sử dụng thuốc cản quang nên không gây ra các phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ.

Sau khi tầm soát, nếu có các bất thường về phổi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư vấn và thăm khám sớm bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của Chuyên khoa Nội Phổi. Khoa có sự tham gia điều trị của TS.BS Đỗ Thị Tường Oanh, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp và lao phổi; Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Tiến sĩ Đại học Y khoa Shiga (Nhật Bản), Trưởng bộ môn lao và bệnh phổi ĐH Y Dược Tp.HCM, hơn 18 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, phổi và lồng ngực.  

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke