Friday, 26/04/2024

Tai biến do trị nám không an toàn

11:11 14/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Vị “khách không mời” nám da xuất hiện trên gương mặt khiến chị em tìm mọi cách giải quyết triệt để. Không ít ca tai biến xảy ra vì trị nám ở các cơ sở thẩm mỹ thiếu an toàn.

Trường hợp bệnh nhân Nguyễn T. M. H. (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) bị bỏng rát mặt, nhiều mụn nước, sưng nề, ăn uống khó khăn sau khi chấm thuốc trị nám tại một spa tại TP. Hạ Long. Bệnh nhân được nhân viên chăm sóc da dùng cồn để tẩy rửa mặt khiến các vết thương sưng nề, chảy nhiều dịch hơn. Sau 1 tuần, bệnh nhân đến Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám và được bác sĩ da liễu chẩn đoán bỏng da sau dùng hóa chất tẩy lột mặt.

Bệnh nhân N.T.T (45 tuổi, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) được bác sĩ da liễu khám và chẩn đoán u hạt sau tiêm thuốc trị nám không rõ nguồn gốc với các biểu hiện sưng đỏ, nổi sẩn, đau nhức trên 2 gò má.

Nhiều chị em khác không đến spa nhưng áp dụng phương pháp làm đẹp tại nhà theo thông tin truyền miệng bằng cách giã lá trầu không và đắp lên vùng da bị nám trong suốt 1 tháng. Kết quả vết nám không biến mất mà da xuất hiện nhiều vết thâm loang lổ.

Đó chỉ là vài trường hợp điển hình trong nhiều ca bị tai biến do trị nám da không đúng cách và thiếu an toàn. Việc trị nám sai phác đồ, sử dụng dược mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chăm sóc da không đúng cách tại các cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín, sẽ dễ bị tác dụng phụ, nguy cơ tai biến như đau, da bị đỏ, sưng ngứa, tăng hoặc giảm sắc tố da, da trở nên nhạy cảm hơn, bỏng da... thậm chí để lại sẹo xấu. Chị em phải trải qua quá trình trị liệu lâu dài để phục hồi làn da bị tổn thương trong khoảng từ ít nhất 3 tháng đến 1 năm.

Để điều trị nám tận gốc, cần hiểu đúng về nám

Các tác nhân gây nám thông thường gồm:

Ánh nắng: Ánh sáng cực tím (UV) từ mặt trời kích thích các tế bào melanocytes. Trên thực tế, chỉ cần một lượng nhỏ ánh sáng cực tím có thể khiến nám trở lại sau khi mờ dần. Đây là lý do tại sao nám thường đậm màu hơn vào mùa hè. Nó cũng là lý do chính tại sao nhiều người bị nám hết lần này đến lần khác.

Các yếu tố bên trong cơ thể: có thể là do dinh dưỡng, di truyền, rối loạn nội tiết làm thúc đẩy quá trình sản sinh hắc tố melanin dưới da. Ngoài ra, nhiều trường hợp nám da không rõ nguyên nhân.

Sản phẩm chăm sóc da: Nếu sử dụng một sản phẩm gây kích ứng da, cũng có thể làm tình trạng nám của bạn trở nên xấu đi.

U hạt da (bên trái) và vết thâm loang lổ do điều trị nám sai cách.

Giải pháp chữa trị nám

Nên điều trị nám da kết hợp: ngừng uống thuốc tránh thai; dùng kem chống nắng khi đi ngoài trời. Sử dụng kem tẩy nhẹ để rửa và da khô thì dùng thêm kem dưỡng ẩm nhẹ (nếu da vừa bị nám vừa có mụn trứng cá thì không nên áp dụng). Ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới bằng các loại kem ức chế hình thành melanin của tế bào melanocytes, bao gồm: hydroquinon 2 - 4% (trong khoảng 3 tháng), thuốc có thể gây kích ứng và đỏ da. Axít azelaic có thể được sử dụng lâu dài, an toàn ngay cả trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên, thuốc có thể gây kích thích da. Sử dụng corticosteroid bôi tại chỗ như hydrocortison có thể làm cho các vết nám nhanh phai màu, nhưng dễ bị các phản ứng phụ (teo da, mỏng da).

Các phương pháp khác:

Phương pháp lột bỏ sắc tố: Có thể sử dụng kem bôi salicylic acid, ngoài ra, có thể dùng alpha hydroxyacids bôi tại chỗ, gồm axit glycolic và axit lactic, dùng giống như kem lột da. Việc dùng kem chứa retinoids bôi tại chỗ cũng là giải pháp, nhưng có nhiều phản ứng phụ, có thể gây viêm da và không được sử dụng trong thai kỳ.

Phá hủy sắc tố bằng ánh sáng cường độ cao: thời gian điều trị từ 10-20 tuần, nhưng ngay cả những người có kết quả điều trị tốt, thì sắc tố có thể xuất hiện trở lại khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc do rối loạn nội tiết.

Nên làm gì khi da bị nám?

Khi bị nám việc đầu tiên là đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân và chỉ khi nào xác định đúng nguyên nhân để chữa thì mới có thể trị hết nám. Trên thị trường hiện nay không có nhiều sản phẩm trị nám và không mang lại hiệu quả thực sự, cũng như không thể dùng cho hầu hết các trường hợp bị nám. Khi bị nám da, đa số chị em đều tìm mọi cách để chữa trị. Tuy nhiên việc điều trị nám không phải một sớm một chiều có thể hết ngay, mà hiệu quả đến rất chậm, đòi hỏi phải kiên trì. Do khó xác định được nguyên nhân cụ thể nên điều trị nám da rất khó, tốn nhiều thời gian và cần phải theo sát hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các biện pháp làm trắng nhanh mà các chị em thường nóng vội sử dụng có thể giúp loại bỏ vết nám tạm thời nhưng rất dễ gây nguy cơ nám da trở lại, thậm chí trầm trọng và khó điều trị hơn, da cũng sần sùi và kém sức sống. Rất nhiều chị em khi đi khám thì đã bị hư da mặt vì điều trị nám sai cách trên vùng da đặc biệt nhạy cảm này. Vì vậy, tuyệt đối không bôi thuốc hoặc mỹ phẩm theo mách bảo, không biết rõ nguồn gốc. Các hóa chất được dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám... đều chứa lượng chất tẩy mạnh, có thể lúc mới dùng da được tẩy trắng trông rất đẹp, nhưng dùng một thời gian lâu, càng ngày da càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám da. Đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu da mặt sẽ nám vĩnh viễn. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm, thuốc trị nám bán ngoài thị trường mà trên bao bì sản phẩm không ghi thành phần. Nhiều trường hợp bị nám vĩnh viễn vì đã dùng các kem chứa corticoid. Kết quả là da mặt bị teo, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, mất sức đề kháng khiến da bị nám nhiều hơn.

Nói chung không có phương pháp nào có thể trị nám hết nhanh và hiệu quả lâu dài, nếu không kết hợp giải pháp tránh tối đa vùng da vừa điều trị tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng. Nên đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng và sử dụng kem chống nắng thường xuyên để ngăn tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da.

Theo Sức khỏe đời sống         

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke