Monday, 25/11/2024

Sốt xuất huyết tại TP.HCM hạ nhiệt

15:14 31/08/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trong tuần qua, số ca mắc mới, trường hợp phải điều trị nội trú hay tử vong do sốt xuất huyết tại TP.HCM đều có xu hướng giảm.

Theo báo cáo về tình hình dịch sốt xuất huyết của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 35 (từ ngày 22 đến 28/8), thành phố ghi nhận thêm 2.532 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 21% so với trung bình 4 tuần trước.

Trong khi đó, số bệnh nhân sốt xuất huyết phải điều trị nội trú cũng đã giảm gần 34% , ngoại trú giảm gần 7%.

Tuần qua, TP.HCM cũng không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tổng số ca mắc sốt xuất huyết tử vong từ đầu năm đến nay của địa phương này là 18 trường hợp.

Hầu hết quận, huyện đều ghi nhận số ca mắc giảm so với trung bình 4 tuần trước.

Đậy kín các dụng cụ chứa nước là một trong những giải pháp phòng dịch sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: amritanshu_sikdar.

Đến nay, TP.HCM có tổng cộng 48.756 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, số bệnh nhân diễn biến nặng là 947 ca. Tỷ lệ trường hợp có tình trạng nặng trên tổng số ca mắc tính đến tuần 35 là gần 2%, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Về tình hình ổ dịch, trong tuần 35, toàn thành phố ghi nhận 165 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 19/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức, tăng 17 ổ dịch mới so với tuần 34.

Tổng số ổ dịch được xử lý phun hóa chất trong 7 ngày qua trên địa bàn TP.HCM là 330. Đồng thời, 4 phường, xã đã xử lý ổ dịch diện rộng; tổng cộng 401 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, điểm nguy cơ tại 170 phường, xã thuộc toàn bộ 22/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.

Trước diễn biến dịch sốt xuất huyết phức tạp, từ đầu tháng 7, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai chức năng phản ánh điểm nguy cơ phát sinh lăng quăng, muỗi lây bệnh sốt xuất huyết trên ứng dụng Y tế trực tuyến.

Khi phát hiện những hộ gia đình, khu vực, cơ quan, đơn vị để đọng nước, có thể gây phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, người dân được yêu cầu nhanh chóng phản ánh lên ứng dụng để chính quyền địa phương biết, qua đó xử lý theo đúng quy định.

Đối với dụng cụ chứa nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, HCDC khuyến cáo người dân cần đảm bảo nguyên tắc ngăn cản muỗi tiếp xúc với nước bằng cách dùng giải pháp che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu muỗi không bay qua được.

Đối với dụng cụ chứa nước không thể che đậy hoặc vệ sinh thay nước thường xuyên, người dân có có thể sử dụng thiên địch của ấu trùng muỗi, thả các loài động vật ăn lăng quăng như cá bảy màu, cá lia thia, bọ nước (mesocyclops)… vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt lăng quăng.

Theo báo Zing

https://zingnews.vn/sot-xuat-huyet-tai-tphcm-ha-nhiet-post1350892.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke