Wednesday, 04/12/2024

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có nguy hiểm không?

11:31 06/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tiêu hóa là quy trình biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu.

Tổng quan về rối loạn tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ miệng và kết thúc ở ruột già. Bất kỳ tác nhân nào khiến việc tiêu hóa bị thay đổi, cản trở, đảo lộn sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn không phải là một bệnh lý mà là kết quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên, khi nhận thấy tình trạng này kéo dài, việc không được chữa trị đúng cách sẽ khiến người bệnh mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa. Trong đó điển hình là ung thư đường ruột.

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn thường biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau. Chúng có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, hoặc cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó nhất định. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bao gồm:

- Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết hoàn toàn, ứ đọng lại trong ống tiêu hóa, khiến tình trạng này xảy ra.

- Buồn nôn, nôn mửa: đường tiêu hóa bị kích thích sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

- Ợ hơi, ợ nóng: rối loạn ở dạ dày và tá tràng thường sẽ gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Khi nhận thấy dấu hiệu này, rất có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn.

- Đau bụng âm ỉ: đây là dấu hiệu rất phổ biến. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vùng bụng như bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Cơn đau từ nhẹ chuyển dần sang nặng, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thức ăn.

- Đại tiện bất thường: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng rối loạn này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy, sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mệt mỏi và suy nhược.

- Cảm giác chán ăn: bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì khi bị các chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì, ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm khi mắc phải. hãy tham khảo những điểm quan trọng khi điều trị rối loạn tiêu hóa ngay bên dưới:

- Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn và nước uống là nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn phổ biến nhất. Vì thế, cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch và tốt cho hệ tiêu hóa. Cần chủ động thực hiện ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ quá cay hoặc quá nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính, tuyệt đối không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bị rối loạn tiêu hóa nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

- Uống thuốc: Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng đúng theo chỉ định để điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, hãy khám tại các cơ sở uy tín để được bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng nặng.

- Đến bệnh viện: các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền dịch nếu bác sĩ cảm thấy họ bị mất nước do nôn hoặc tiêu chảy. Đối với các trường hợp sốt cao hoặc mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay càng sớm càng tốt.

Cần làm gì để phòng tránh bị rối loạn tiêu hóa

- Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

- Tập luyện thể thao

- Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá

- Nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ và thường xuyên vận động

- Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh, men tiêu hóa, nhằm giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Ngoài ra, trong các bữa ăn nên ăn chậm nhai kỹ, luôn giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng. Không nên tự ý mua thuốc uống, nên tham khảo ý kiến về chuyên môn từ nhân viên y tế.

Theo Đất Việt

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke