Friday, 03/05/2024

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

17:36 30/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 (ví dụ: nhân viên y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (ví dụ: đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và phải được bác sỹ tư vấn, theo dõi chặt chẽ.

Ảnh minh họa: Internet

Tại Việt Nam, Quyết định 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, phụ nữ mang thai thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, do có rất ít dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và đánh giá về tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với thai kỳ, vắc xin phòng COVID-19 có thể tiêm cho phụ nữ mang thai nếu lợi ích mang lại cao hơn rủi ro.

Đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 (ví dụ: nhân viên y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (ví dụ: đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và phải được bác sỹ tư vấn, theo dõi chặt chẽ.

Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh quốc (RCOG) khuyến cáo cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi chỉ định vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai.

Khuyến cáo cập nhật ngày 16/4/2021 khuyên rằng phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cùng với các nhóm dân cư cuối trong cùng độ tuổi (nếu việc tiêm vắc xin triển khai theo độ tuổi).

Phụ nữ mang thai cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu thuộc các nhóm: đang mắc bệnh nền khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19; nhân viên y tế, nhân viên xã hội do có nguy cơ cao phơi nhiễm virus; bị mắc đái tháo đường thai kỳ; béo phì (BMI từ 40 trở lên).

Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19 mới nhất vừa được Bộ Y tế ban hành, những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 tuổi; người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (huyết áp cao, thấp, SpO2 thấp) được xem là người cần thận trọng khi tiêm chủng. Những người này phải đến cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu để tiêm và theo dõi.

Theo Tiền phong

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke