Friday, 22/11/2024

Những lầm tưởng của nhiều người bệnh đái tháo đường về món trứng

16:41 21/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều người bệnh đái tháo đường đã loại bỏ trứng ra khỏi thực đơn của mình vì sợ ăn trứng không tốt cho sức khỏe.

Trứng từng bị "oan"

Người ta từng cho rằng trứng không được coi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng điều này là không đúng vì trứng là thực phẩm lành mạnh, nhất là khi ăn đúng cách.

Trứng là một thực phẩm mà người đái tháo đường không cần loại bỏ.

Lầm tưởng thứ nhất: Trứng không thể là một phần của chế độ ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường.

Sự thật là trứng có thể là một phần trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo đường. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã xác định thực phẩm giàu protein như trứng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường và cholesterol trong máu.

Có một số khuyến nghị những người mắc bệnh đái tháo đường hạn chế ăn trứng và cholesterol. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy ăn trứng đúng cách không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu được công bố năm 2018 của Nicholas R Fuller và các cộng sự cho thấy chế độ ăn nhiều trứng (≥12 quả trứng/tuần) so với chế độ ăn ít trứng (<2 quả trứng/tuần) không có tác dụng phụ đối với các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim mạch ở người trưởng thành mắc bệnh tim mạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân nhiều trứng trong 3 tháng và theo dõi trong 6 tháng không có thay đổi bất lợi nào về các dấu hiệu chuyển hóa tim mạch so với những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân ít trứng.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu gần đây đã xác nhận rằng trứng có thể được ăn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh mà không ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh đái tháo đường hoặc sức khỏe tim mạch, thậm chí có thể giúp ổn định lượng đường trong máu nếu ăn đúng cách và khoa học.

Một nghiên cứu khác gần đây đã chỉ định ngẫu nhiên những người tham gia mắc bệnh đái tháo đường ăn một quả trứng mỗi ngày hoặc một lượng tương đương chất thay thế trứng. Sau 12 tuần, những người tham gia nghiên cứu ăn trứng có mức đường huyết lúc đói tốt hơn và không có thay đổi về mức cholesterol.

Lầm tưởng thứ hai: Nên tránh lòng đỏ trứng vì chúng có quá nhiều cholesterol.

Toàn bộ một quả trứng chứa khoảng 4,6 gam chất béo. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo bão hòa chỉ là 1,5 gam. Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol của bạn, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Cả hai phần lòng trắng và lòng đỏ trong quả trứng đều có lợi cho sức khỏe. Lòng trắng trứng rất giàu protein, trong khi lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng như:

  • Canxi
  • Phốt pho
  • Kali
  • Vitamin A
  • Vitamin B12
  • Vitamin D

Trứng chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác. Trứng còn chứa choline, giúp tăng cường phát triển trí não và trí nhớ.

Nên thêm nhiều rau vào món trứng.

Lưu ý khi chế biến món trứng trong bữa ăn của người đái tháo đường

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho rằng trứng là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường. Trứng chứa ít carbohydrate, với một khẩu phần hai quả trứng lớn chỉ chứa 1 gam carb. Thêm vào đó, trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu và chỉ có khoảng 80 calo mỗi quả. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.

Hơn nữa, trứng là thực phẩm giàu protein có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện việc kiểm soát glucose. Một khẩu phần hai quả trứng lớn chứa 13 gam protein chất lượng cao, khiến trứng trở thành lựa chọn tốt cho bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.

Mặc dù trứng là một bổ sung tuyệt vời cho bữa ăn của người bệnh đái tháo đường nhưng cách chế biến trứng có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của bữa ăn tổng thể. Vì vậy, khi luộc hoặc nướng trứng không cần thêm bất kỳ chất béo nào.

Nếu ăn trứng rán, hãy sử dụng chảo chống dính không cần chất béo hoặc chọn chất béo lành mạnh hơn như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải. Đánh trứng không bơ và thêm sữa ít béo thay vì kem hoặc một chút nước để trứng bông hơn.

Thêm nhiều rau vào món trứng như cần tây, nấm, rau bina, cà chua, hành tây và ớt xanh và đỏ đều là những bổ sung thú vị cho trứng bác hoặc trứng ốp la.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/nhung-lam-tuong-cua-nhieu-nguoi-benh-dai-thao-duong-ve-mon-trung-169221121010057062.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke