Sunday, 28/04/2024

Những điều bạn phải biết khi chữa ho cho trẻ nhỏ

14:32 28/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trong quá trình chữa ho cho trẻ bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây ngay hôm nay.

Ho không phải là bệnh lý. Ho là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của các bệnh viêm đường hô hấp. Hiểu đúng hơn “ho là phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể trẻ”, giúp tống xuất đờm, virus, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài.

Tuy nhiên, không hiểu rõ bản chất cơn ho của trẻ là nguyên nhân khiến mẹ không thể trị ho dứt điểm cho con. Sai lầm lớn nhất của người lớn là luôn cố gắng cắt cơn ho của trẻ bằng những loại thuốc cắt cơn.

Có cần điều trị ho?

90% nguyên nhân gây ho ở trẻ là do mắc một bệnh lý viêm đường hô hấp. Trẻ 1-6 tuổi dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp do 3 nguyên nhân cơ bản:

- Hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện còn non yếu.

- Trẻ hít thở nhiều lần trong một phút là tăng khả năng xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

- Sức đề kháng tự nhiên yếu khiến trẻ mất đi cơ chế tự bảo vệ trước sự xâm nhập gây bệnh của virus, vi khuẩn, tác nhân lạ…

- Sự chủ quan, thiếu hiểu biết của người chăm sóc trẻ khi liên tục dùng kháng sinh điều trị ho cũng là nguyên nhân cơ bản khiến các cơn ho thường xuyên quay trở lại.

Ho không phải là bệnh lý nên thông thường không quá nguy hiểm. Ho đe dọa đến sức khỏe, tính mạng trẻ trong các trường hợp: để kéo dài và tăng tần suất tái mắc; gây mệt mỏi, đau tức ngực, kém ăn, nôn trớ sụt cân; dùng kháng sinh điều trị sai cách có thể gây suy giảm đề kháng dẫn đến bội nhiễm sang các bệnh lý nghiêm trọng hơn; chuyển biến thành bệnh mãn tính không thể chữa dứt điểm khiến trẻ phải chung sống với các cơn ho cả đời; ngăn cản sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần của trẻ.

Vì vậy, khi con ho, chúng ta cần điều trị ngay, để tránh diễn tiến nhanh các bệnh viêm đường hô hấp.

Lưu ý khi trẻ nhỏ bị ho

Thận trọng dùng thuốc ho

Ho là phản xạ của cơ thể giúp tống chất tiết hay dị vật ra khỏi cơ thể. Vì vậy, cha mẹ không nên vội vàng và lạm dụng các loại thuốc ho, thuốc ngủ hoặc chống dị ứng cho bé. Trẻ chỉ nên sử dụng thuốc kê đơn khi cần thiết và có tư vấn của bác sĩ nhi khoa.

Do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, bé có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn như nhóm thuốc trị ho chứa hoạt chất kháng histamin, có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Nếu lạm dụng trong thời gian dài, bé có thể ngủ sâu, không quấy khóc đêm nhưng gây hại cho sức khỏe. Bé dưới 2 tuổi dùng thuốc kháng histamin còn có thể kích động và co giật.

Sử dụng dược liệu thiên nhiên

Trẻ nhỏ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế ho, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Thay vào đó, cha mẹ có thể tận dụng các loại thảo dược hoặc thuốc do có nguồn gốc thảo dược như húng chanh, núc nác, gừng, bạc hà… để điều trị hiệu quả các chứng ho và cảm. Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn với trẻ nhỏ.

Giữ ấm và chăm sóc dinh dưỡng

Các triệu chứng ho, viêm họng, sốt... có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi nếu để lâu ngày. Bệnh do virus có thể tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày nếu mẹ giữ ấm cơ thể cho bé và chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng.

Để giữ ấm, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm; mặc ấm, choàng khăn mỏng lên cổ, mang bít tất, đeo khẩu trang, mang găng tay, đội mũ ấm cho bé mỗi khi ra ngoài; đắp chăn lúc ngủ. Bé nên được uống sữa ấm, nước ấm; uống nhiều nước lọc, nước hoa quả để tránh mất nước. Các biện pháp vệ sinh như dùng nước muối sinh lý nhỏ đều vào hai bên lỗ mũi 30 phút mỗi lần; súc miệng bằng nước muối… đều cần thiết.

Trong lúc bệnh, trẻ cần ăn những món lỏng, dễ tiêu và đầy đủ dưỡng chất (bốn nhóm chất bột, béo, đạm, rau) như súp, cháo, sữa... Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin A, chất kẽm và sắt như thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ... Tránh các món tanh, dễ gây ho, ói.

Thăm khám bác sĩ nhi khoa

Cha mẹ nên điều trị tích cực hơn hoặc đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nhi khoa khi thấy trẻ có biểu hiện bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú; sốt cao liên tục 39 độ C không hạ; trẻ co giật, lừ đừ hoặc hôn mê; thở nhanh, mệt, dai dẳng, thở co lõm ngực hoặc tím tái...

Theo Tiêu dùng

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke