Thursday, 21/11/2024

Nguy hại từ trị cảm sai cách

14:42 15/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chữa trị sai cách khi bị cảm, nhiễm siêu vi ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến những tác dụng ngược cho sức khỏe

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho biết ông đã nhiều lần tiếp nhận các cháu bé gặp rắc rối vì bị ngứa, đỏ da hay thậm chí là phỏng nhẹ do bôi dầu quá nóng của người lớn.

Không phải cái gì cũng bôi dầu

Cầm toa BS đi mua thuốc bôi cho con trai 1 tuổi, chị Tr.T.V (27 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) than thở rằng sự việc chỉ tại... chai dầu nóng. Cách đây ít hôm, con chị bị sốt hâm hấp, thấy bé có dấu hiệu bị cảm, chị V. lấy dầu của bà ngoại xoa lưng, bụng cho bé ấm người. Sau đó bé có khóc nhưng chị nghĩ là do bệnh nên quấy, vài tiếng sau thấy khóc dữ quá mới thấy da bé chỗ bôi dầu bị đỏ ửng, chị V. đã phải đưa con trai đi bệnh viện (BV).

Với lý do sợ... người ta tưởng bị Covid-19, né tránh nên chị Ng.M.T.A (30 tuổi, ngụ quận 10, TP HCM) vội vàng nấu ngay một nồi nước xông, nhỏ thêm mấy giọt tinh dầu cho con gái 8 tuổi xông khi cháu dầm mưa bị cảm. Ai ngờ trưa hôm đó bé than mặt bị rát, ngứa, sổ mũi nặng hơn, mắt khó chịu. BS cho biết do chị A. đã dùng quá nhiều tinh dầu, da bé vốn nhạy cảm nên bị ngứa, chưa kể còn kích thích chứng viêm mũi dị ứng bởi bé khá mẫn cảm với các loại mùi thơm nồng.

Thói quen cái gì cũng bôi dầu của nhiều người dễ gây hậu quả về sức khỏe (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hoàng Triều

Còn ông M.T (50 tuổi) thì nhập viện luôn sau khi đi xông hơi trị liệu. "Do ngồi làm việc máy tính nhiều nên cảm thấy mệt, mỏi người, nhất là vai, cổ... nên tôi đã đi xông hơi cho khỏe. Ai dè vừa xông được một lúc thì cảm thấy nhức đầu dữ dội, người choáng váng, rất mệt, vội nhờ người đưa đến BV. Kết quả BS nói tôi bị tăng huyết áp" - ông T. kể.

Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, thói quen cái gì cũng bôi dầu của nhiều người là không nên. Ví dụ với các vết côn trùng cắn thì có thể bôi dầu khuynh diệp để sát trùng nhưng vết thương hở thì không được bôi dầu. Bôi dầu lên vị trí dưới lỗ mũi hay cho vào nồi nước nóng rồi cho trẻ trùm mền xông cũng không tốt, thậm chí có nguy cơ gây viêm phổi nếu sử dụng dầu quá nhiều.

Thận trọng với cạo gió, xông hơi

Theo các chuyên gia, nguy hiểm nhất là bị sốt xuất huyết mà cứ tưởng bị cảm, đem đi cạo gió, sẽ làm bệnh nhân bị xuất huyết dưới da nặng thêm. Cắt lể thì vừa gây xuất huyết vừa dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ở vết cắt.

Với trường hợp người thấy hơi muốn cảm, mệt mỏi mà đi xông hơi toàn thân, theo BS chuyên khoa II Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, là rất nguy hiểm. "Xông hơi thường làm mất nước, với người đang yếu dễ bị rối loạn điện giải kèm với tác dụng của nhiệt có thể khiến huyết áp biến động, sẽ nguy hiểm hơn nếu người đó có các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường..." - BS Vui phân tích.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cạo gió là để trị đau, nhức mỏi do nhiễm nước (dầm mưa, hay đổ mồ hôi mà vội tắm ngay), ngồi lâu, nằm sai tư thế, làm việc nặng gây mỏi cơ... Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức, không nguy hiểm với người bình thường.

Tuy nhiên, cạo gió chống chỉ định với người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, bệnh tan máu, máu khó đông, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Không khuyến khích cạo gió cho trẻ em vì trẻ da mỏng, cạo rất dễ gây tổn thương. Trẻ dưới 6 tuổi thì tuyệt đối không được cạo gió.

"Xông hơi giải cảm không được dùng cho người bệnh tim mạch, người mắc bệnh ngoài da, người cao tuổi, hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 13 tuổi. Chỉ nên xông khi cảm nhẹ, xông chỉ 5-15 phút, xông một lần vào ngày thứ 1-2 của bệnh là được, còn nếu bệnh đã biến chứng thì phải đi khám, không được xông nữa" - lương y Đinh Công Bảy nói.

Theo Người lao động

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke