Thursday, 09/05/2024

Ngoáy tai bằng tăm bông: nguy hiểm khó lường!

10:15 28/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chuyên gia tai- mũi- họng khuyến cáo: chỉ được sử dụng tăm bông ở vành ngoài của tai, không bao giờ được đưa vào trong ống tai. Vì sao?

Nhiều người từng nghe nói không nên dùng tăm bông để làm sạch tai, nhưng vẫn sử dụng để lấy ráy tai hoặc làm khô tai khi nước vào trong tai khi tắm, khi bơi...; hoặc đơn giản là ngoáy khi cảm thấy ngứa trong tai.

Sử dụng tăm bông ngoáy vào ống tai có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ. Chính vì thế ở mặt sau của các hộp bông tăm trên thế giới người ta thường ghi chú cách sử dụng và chỉ sử dụng ở vành ngoài của tai, bằng cách lau nhẹ nhàng và không bao giờ được đưa vào trong ống tai.

Dòng chữ khuyến cáo bên ngoài gói tăm bông: không đưa bông tai vào trong ống tai

Tại sao vậy? Thực tiễn tại các cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân sử dụng tăm bông thường xuyên, dần gây ra hiện tượng nghe kém. Điều này là do tăm bông như một cái pít-tông trong ống tai, sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn và nút chặt lấy ống tai, gây khó cho bác sĩ khi lấy ráy tai.

Không chỉ gây giảm thính lực, tăm bông còn có thể gây thủng màng nhĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng, tăm bông có thể làm tổn thương nhiều cấu trúc thành trong hòm tai: cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục, chấn thương chuỗi xương con và gây điếc hoàn toàn, gây chóng mặt kéo dài kèm theo buồn nôn và nôn, mất chức năng vị giác, thậm chí liệt mặt…

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chỉ sử dụng tăm bông ở phần ngoài của tai?

Trên thực tế mọi bệnh nhân đến với bác sĩ tai –mũi- họng đều khẳng định rằng họ rất cẩn thận trong việc hạn chế độ sâu của tăm bông ngoáy tai, tuy nhiên, sự cố vẫn xảy ra với tai của họ. Gần đây, một bệnh nhân của tôi kể: cô ấy đang đặt tăm bông vào tai thì vô tình có người đi ngang qua, lỡ chạm vào tay cô ấy. Cô ấy thấy xuất hiện đau tai khủng khiếp kèm theo chảy máu ngay sau đó. Màng nhĩ của cô gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại một phần nhỏ. May mắn thay, các cấu trúc khác của tai giữa không bị tổn thương, và chúng tôi có thể tiến hành phẫu thuật để vá lại màng nhĩ. Nếu tăm bông vào sâu hơn vài mm, cô ấy có thể đã mất đi vĩnh viễn toàn bộ thính giác.

Vậy đâu là cách tốt nhất để loại bỏ ráy tai?

 

Ráy tai là một chất tự nhiên mà cơ thể bạn tạo ra có lợi cho chính bản thân bạn. Nó có tính axit nhẹ, giúp chống lại vi khuẩn và nấm trong tai. Do ráy tai hơi nhờn, tạo ra một rào cản chống thấm nước cho da ống tai. Bạn thường không cần phải làm sạch ráy tai vì có một hệ thống làm sạch tự nhiên trong ống tai giúp quét ráy tai ra ngoài giống như một băng chuyền. Ngay cả khi có nhiều ráy tai, bạn có thể bị tắc đến 90% ống tai mà vẫn có thể nghe rõ, vì bạn chỉ cần một khoảng không gian nhỏ để âm thanh truyền qua.

Trong một số tình huống, tai tạo ra quá nhiều ráy tai đọng thành một nút, cản trở chức năng dẫn âm thanh, lúc ấy bạn cần đến bác sĩ tai- mũi- họng để làm sạch.

Những sản phẩm lấy ráy tai mà tôi thấy ở hiệu thuốc thì sao?

Một số dụng cụ lấy ráy tai tại nhà sử dụng chất lỏng nhẹ trong ống tiêm để rửa sạch ống tai. Mặc dù nói chung là an toàn khi sử dụng, nhưng đôi khi khiến ráy tai đóng quánh lại như xi măng trên bề mặt màng nhĩ, sẽ rất khó khăn cho bác sĩ khi làm sạch. Trong một số trường hợp chúng tôi đã phải sử dụng thuốc gây tê tiêm tại ống tai trước khi làm sạch khối ráy đó.

Hãy cẩn trọng trước khi đưa một dụng cụ nào đó vào ống tai của bạn mà bạn khó kiểm soát được tác dụng bất lợi!

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke