Saturday, 11/05/2024

Mưng mủ vì bấm lỗ tai không bảo đảm vô trùng

14:21 06/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Do muốn đeo bông tai làm đẹp nên M.P. 17 tuổi được bạn chở đi bấm lỗ tai mặc cho mẹ cô bé khuyên can. Sau vài ngày thì tai M.P. bắt đầu đỏ, sưng mọng, đau và có mủ.

Theo thông tin từ bệnh viện Thành Phố Thủ Đức (TP.HCM); vài ngày sau bấm lỗ tai ở một tiệm chuyên bán bông tai ở quận 1, em Đ.N.M.P. (17 tuổi, ở tại phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức) bị mưng mủ. P. phải đến Bệnh viện Thành phố Thủ Đức điều trị.

Một lần nữa, các bác sĩ lên tiếng cảnh báo tình trạng bấm lỗ tai ở những nơi không bảo đảm vô trùng, gây ra những biến chứng, thậm chí hoại tử vành tai.

Theo lời P. kể, do muốn đeo bông tai làm đẹp nên M.P. được bạn chở đi bấm lỗ tai mặc cho mẹ cô bé khuyên can. Sau vài ngày bấm 2 lỗ tai với giá 100.000 đồng, được cửa hàng nhét 2 cây kim loại để thông lỗ tai thì tai M.P. bắt đầu đỏ, sưng mọng, đau và có mủ. Mẹ P. phải đưa em đến Bệnh viện Thành phố Thủ Đức khám. 

Theo các bác sĩ, những năm gần đây, nhiều bạn trẻ muốn tạo cá tính nên đã bấm khuyên ở vành tai, khi bị sưng, mưng mủ không đi bác sĩ mà tự mua thuốc về nhà uống. Có ca khi tới bệnh viện thì đã bị nhiễm trùng nặng, không giữ được vành tai nguyên vẹn. Với những trường hợp này, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân phẫu thuật tái tạo lại vành tai.

Biến chứng hay gặp nhất sau bấm lỗ tai, xỏ khuyên là viêm sụn vành tai. Đây là một biến chứng nguy hiểm với những bạn trẻ thích xỏ lỗ trên vành tai. Bấm lỗ tai có thể bị nhiễm trùng bất cứ ở đâu, tuy nhiên khuyên đi qua sụn tai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn nhiễm trùng ở các mô mềm như dái tai.

Điều trị viêm sụn vành tai rất phức tạp vì vi khuẩn gây viêm sụn phải dùng kháng sinh dài ngày, nạo vét sụn hoại tử dễ để lại di chứng. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện muộn, dẫn tới hoại tử hết vành tai khiến cho vành tai bị biến dạng, chỉ còn lại một nhúm, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Những trường hợp này phải phẫu thuật tạo hình lại vành tai.

Việc bấm khuyên tai ở những tiệm làm tóc, gội đầu, massage, bấm tai dạo... rất nguy hiểm vì người thực hiện không có chuyên môn, không găng tay, không vệ sinh dụng cụ, không thuốc sát trùng gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc sử dụng dụng cụ không bảo đảm vô trùng, dùng nhiều lần từ người này sang người kia có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, uốn ván, viêm gan B, thậm chí lây nhiễm HIV.

Nếu muốn bấm lỗ tai, xỏ lỗ ở vành tai, phải đến cơ sở y tế để bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện, không nên giao tính mạng ở những cơ sở bấm lỗ tai dạo, nơi không có chuyên môn và dụng cụ không bảo đảm vô trùng.

Theo TS.BS. Phạm Thị Việt Dung, Trưởng Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội,  Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ bệnh viện Bạch Mai, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân trẻ tuổi bị biến chứng viêm tấy, chảy dịch, tụ dịch, do xỏ lỗ tai ở trên vành tai.

Những biến chứng này thường gặp khi xỏ lỗ tai ở trên vành tai, hiếm khi gặp khi xuyên lỗ trên vị trí dái tai.  Vì vậy, bạn trẻ nào thích xỏ khuyên ở trên vành tai cần thận trọng không sẽ gặp phải biến chứng thường gặp này.

Các bạn trẻ ngày nay rất thích đeo khuyên trên nhiều vị trí của vành tai. Theo BS. Dung, sở thích là xỏ khuyên trên vành tai nhưng nên cẩn thận vì khi xuyên lỗ ở những vị trí này bao giờ cũng phải xuyên qua sụn vành tai - một cấu trúc dễ viêm mạn tính và dần trở thành sẹo lồi (không lành như xuyên lỗ ở giữa dái tai trước đây).

“Hơn nữa điều trị sẹo lồi ở vành tai không hề đơn giản. Do tổn thương liên quan đến sụn vành tai và da bám dính sụn nên khi bị sẹo lồi phát triển, xâm lấn... làm thành những khuyết da nơi cắt sẹo lồi rất khó khâu đóng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sẹo lồi vành tai dễ tái phát trở lại’, BS Dung nói.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh lưu ý khi xỏ khuyên tai cho trẻ; nếu có những bất thường như: sưng, nóng, đỏ, đau thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke