Friday, 22/11/2024

Mẹ cho uống sữa pha bằng nước sông, bé gái 3 tháng tuổi nhiễm giun nặng

18:34 16/08/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sau khi xác định bệnh nhi 3 tháng tuổi viêm ruột nặng vì nhiễm giun, các bác sĩ hỏi lại người mẹ thì được biết, trước đó gia đình đã cho bé bú sữa pha nước sông không được đun sôi.

Đó là trường hợp của bé gái D.T.M.T. (3 tháng tuổi, ngụ Kiên Giang).

Trước đó khi thấy con bị tiêu chảy nhiều kèm sốt, gia đình đã đưa bé đến phòng khám tư điều trị 8 ngày không khỏi. Đến khi người mẹ thấy bé tái nhợt da và môi mới lo lắng đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Tại bệnh viện huyện, bé được điều trị thêm 7 ngày với kháng sinh, truyền hồng cầu lắng. Vì tình trạng tiêu phân đen vẫn còn, đồng thời bệnh nhi ói ra dịch xanh nên được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) trong tình trạng sốc mạch nhanh, huyết áp khó đo, bụng chướng, da xanh tái, niêm nhợt nhạt, chỉ số hồng cầu trong máu (Hct) chỉ còn 14% (bình thường 28-32%).

Bé T. nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Sau khi thăm khám và chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, ê-kíp điều trị cho bệnh nhi truyền dịch chống sốc, truyền máu và các chế phẩm máu, dùng kháng sinh.

Bệnh nhi được hội chẩn toàn viện, với chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới kéo dài, chưa loại trừ do viêm túi thừa meckel (túi phình ngoài thành ruột non). , Tiếp tục nội soi ổ bụng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị viêm phù nề niêm mạc dạ dày, tá tràng và đoạn cuối hồi tràng, nhiễm giun.

Tiến hành nội soi, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị nhiễm giun (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Bé T. được chuyển qua khoa Hồi sức ngoại tiếp tục điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, dùng kháng sinh và thuốc xổ giun albendazole. Sau hơn 1 tuần điều trị, trẻ tỉnh táo, hồng hào, hết xuất huyết tiêu hóa, cai máy thở, bú khá.

Lúc này qua trao đổi với bác sĩ, người mẹ cho biết, ở nhà bé T. được cho bú sữa bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi, nên nghi ngờ trứng giun xâm nhập từ đây.

Từ trường hợp này, bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý chăm sóc con em kỹ lưỡng, bằng cách ăn chín, uống sôi. Phải rửa tay khi chế biến thức ăn, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng.

Theo báo Dân Trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/me-cho-uong-sua-pha-bang-nuoc-song-be-gai-3-thang-tuoi-nhiem-giun-nang-20220816171224386.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke