Thursday, 21/11/2024

Mách bạn những cách làm giảm sưng khi bị ong đốt an toàn, hiệu quả

09:15 09/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sưng nề là một triệu chứng thường gặp sau khi bị ong đốt, dù không gây nguy hiểm quá nhiều nhưng lại khiến người bị ong đốt rất khó chịu. Do đó, nhiều cách làm giảm sưng khi bị ong đốt khác nhau đã được áp dụng chẳng hạn như chườm lạnh, đắp mật ong, baking soda,...

Ong đốt là một trong các tai nạn rất thường gặp trên thực tế. Sau khi bị ong đốt, nhiều biểu hiện khác nhau có thể xuất hiện. Trong đó, sưng nề là một trong các biểu hiện thường gặp nhất sau khi bị ong đốt. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sưng nề lại gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, chính vì vậy những cách làm giảm sưng khi bị ong đốt luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

1. Vì sao bị sưng khi ong đốt? Ong đốt nguy hiểm như thế nào?

Khi một người bị ong đốt, ngòi kim ở phần đuôi của ong sẽ đâm xuyên vào da và lúc này nọc ong sẽ được truyền thẳng vào cơ thể. Với bản chất là các chất lạ, các protein lạ so với các chất trong cơ thể người, do đó nó sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch và gây nên hiện tượng dị ứng. Lúc này, histamin được sản xuất ra sẽ gây nên nhiều đáp ứng khác nhau, trong đó có giãn mạch, thoát dịch ra khỏi lòng mạch, gây sưng nề, ngứa, gây phản ứng dị ứng nặng,...

Ngoài ra, trong nọc ong còn có nhiều chất khác tác động lên cơ thể khiến nhiều triệu chứng khác xuất hiện chẳng hạn như Melittin có tác dụng gây đau, phospholipase A2 gây tiêu màng hồng cầu, Apamin gây độc trên hệ thần kinh,....

Chính vì thế, ong đốt thường không phải là một vấn đề luôn nhẹ nhàng như chúng ta vẫn thường nghĩ, đôi khi nó cũng có thể gây nên các triệu chứng nặng nề, đe dọa tính mạng của người bị ong đốt một cách rất nhanh chóng. Sự biểu hiện và mức độ trầm trọng khi bị ong đốt phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu bao gồm loại ong tấn công, số lượng nọc độc bị đưa vào cơ thể và sự mẫn cảm của cơ thể người bị ong đốt với nọc ong,...

Ong đốt là tai nạn thường xảy ra trong cuộc sống, có thể gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm khác nhau (Ảnh: Internet)

2. Cách sơ cứu cho người bị ong đốt

Bị ong đốt thông thường là một tai nạn bất ngờ nhưng lại có thể gây nên nhiều hậu quả, do đó sơ cứu đúng cách khi bị ong đốt là cần thiết để giảm thiểu tối đa các nguy hiểm cho người bị ong đốt.

Các bước sơ cứu cho người bị ong đốt bao gồm:

- Rời khỏi khu vực có ong ngay lập tức

Các loài ong thường sống thành bầy, điều này có nghĩa người gặp nạn có thể phải chịu sự tấn công của rất nhiều ong. Trong khi đó, số lượng nọc độc được đưa vào cơ thể càng nhiều thì lại khiến cho các phản ứng của cơ thể diễn ra càng nhanh và càng nặng nề.

Vì vậy, ngay khi bị ong đốt hoặc phát hiện người bị ong đốt cần di chuyển người bị ong đốt ra khỏi vùng có ong ngay lập tức. Một số loài ong có thể rất hung dữ và truy đuổi người bị đốt, khi này nếu có thể thì nên chui ngay vào màn hoặc bất cứ đâu mà ong không thể theo đuổi, tấn công được nữa.

- Lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể

Sau khi người bị ong đốt đã đến được noi an toàn, cần tiến hành lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể tránh cho nọc độc tiếp tục được đưa vào cơ thể. Khi lấy ngòi ong nên sử dụng nhíp hoặc móng tay để khều ngòi ong ra ngoài một cách nguyên vẹn. Tránh việc cố gắng nặn để lấy ngòi ong bởi có thể làm tổn thương các mô tại chỗ nhiều hơn và khiến nọc ong khuếch tán nhanh hơn.

Sau khi bị ong đốt cần nhanh chóng lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh sạch vết thương

Sau khi bị ong đốt, cần vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng. Điều này sẽ giúp rửa trôi các bụi bẩn và làm sạch vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Đồng thời, do nọc độc của một số loài ong có mức nguy hiểm rất cao, có thể gây nhiều hậu quả với chỉ một nhát đốt duy nhất. Do đó, trong trường hợp có thể hãy cố gắng ghi nhớ loại ong đã tấn công hoặc nếu không biết tên của loài ong đó thì hãy nhớ những đặc điểm của chúng bao gồm kích thước, màu sắc, hình dáng cơ thể, số lượng ong trong đàn,.... để có thể thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

3. Cách làm giảm sưng khi bị ong đốt

Như đã nói, sưng nề là một triệu chứng rất thường gặp sau khi bị ong đốt. Dù rằng triệu chứng này không gây nguy hiểm cho người bị ong đốt nhưng lại gây nhiều khó chịu do làm biến dạng tại khu vực bị đốt, gây mất thẩm mỹ. Do đó, tìm cách làm giảm sưng khi bị ong đốt là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Tham khảo một số cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt dưới đây:

- Chườm lạnh

Chườm lạnh được xem là cách làm giảm sưng khi bị ong đốt rất an toàn, hiệu quả và đơn giản. Nhiệt độ thấp khi chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, giảm thiểu tình trạng thoát dịch khỏi lòng mạch, chậm hấp thu nọc độc,... do đó giúp giảm sưng sau khi bị ong đốt. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có thể giúp giảm đau cho người bị ong đốt rất tốt. Tuy nhiên, khi chườm lạnh để giảm sưng sau khi bị ong đốt cần lưu ý, không nên để đá lạnh tiếp xúc với da vì có thể gây bỏng lạnh do nhiệt độ thấp quá đột ngột. Thay vào đó, hãy bọc viên đá lạnh trong khăn vải để tiến hành chườm lạnh.

Chườm lạnh là cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt rất hiệu quả (Ảnh: Internet)

- Baking soda

Nhờ có tác dụng trung hòa nọc độc, vì vậy baking soda cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của ong đốt. Cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt bằng baking soda được tiến hành bằng cách lấy dung dịch baking soda thoa đều lên vùng bị ong chích, sau đó băng lại và để trong khoảng 15 phút.

- Giấm táo

Cách làm giảm sưng khi bị ong đốt bằng giấm táo cũng là một phương pháp được khá nhiều người sử dụng nhờ vào khả năng trung hòa nọc ong hiệu quả của giấm táo. Cách thực hiện tương đối đơn giản, ta chỉ cần pha loãng dấm táo, sau đó sử dụng dung dịch này để nhúng thẳng vùng bị ong đốt vào hoặc sử dụng khăn nhúng vào dung dịch sau đó đắp lên khu vực bị ong đốt.

- Mật ong

Nhiều người có thể bất ngờ khi chính mật ong có thể dùng như một cách làm giảm sưng do ong đốt gây ra Tuy nhiên, đây thực sự là một phương pháp giảm sưng tương đối hiệu quả bởi khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Chỉ cần chấm một chút mật ong lên khu vực bị ong chích, hiệu quả làm dịu vết thương có thể được biểu hiện nhanh chóng sau chỉ khoảng 30 phút chờ đợi.

- Hành tím

Các tinh chất trong hành tím được cho là có khả năng trung hòa nọc độc của ong cũng như làm giảm sưng sau khi bị ong đốt. Do đó, ta có thể sử dụng hành tím như một cách giảm triệu chứng hoặc cách làm giảm sưng sau khi bị ong đốt. Ta chỉ cần lấy một vài lát hành tím, chà nhẹ lên vùng ong đốt trong khoảng thời gian ngắn là có thể giúp vết thương dịu đi rất nhiều.

Ong đốt bao lâu thì hết sưng?

Thời gian sưng kéo dài sau khi bị ong đốt không cố định, nó tùy thuộc vào loại ong, số lượng ong đốt và mức dộ phản ứng của cơ thể. Đôi khi sưng sau khi bị ong đốt có thể biến mất rất nhanh chóng chỉ sau 1 hoặc vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên cũng có khi sưng tồn tại nhiều giờ nhiều ngày và sau đó giảm dần rồi mới biến mất hoàn toàn.

4. Ong đốt khi nào cần tới bệnh viện?

Trong phần lờn trường hợp, ong đốt sẽ không gây nên nguy hiểm quá nhiều và người bị ong đốt hoàn toàn có thể tự sơ cứu tại nhà và vết ong đốt sẽ tự khỏi sau đó mà không cần điều trị gì. Nhưng cũng không ít các trường hợp ong đốt gây nên các tình trạng dị ứng nặng, gây đe dọa tính mạng của bệnh nhân một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, biết được khi nào cần đưa người bị ong đốt đến bệnh viện để điều trị là điều rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn rất lớn.

Các trường hợp cần đưa người bị ong đốt đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:

- Người có tiền sử mắc các bệnh lý miễn dịch như hen phế quản,... hoặc dị ứng nặng với bất kỳ dị nguyên nào trước đây.

- Người từng bị dị ứng nặng ở lần bị ong đốt trước kia.

- Loài ong tấn công bệnh nhân là các loài ong có nọc độc nguy hiểm như ong đất, ong vò vẽ, ong bắp cày,...

- Số lượng ong đốt người bệnh quá nhiều.

- Sau khi bị ong đốt có các biểu hiện như khó thở, tím tái,...

5. Cách phòng tránh bị ong đốt

Do ong đốt là một tai nạn bất ngờ có thể xảy ra với bất kỳ ai, chính vì vậy thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ong đốt là cần thiết để hạn chế các hậu quả nguy hiểm do ong đốt gây nên. Những biện pháp cụ thể bao gồm:

- Nếu không cần thiết, hãy hạn chế đến gần các khu vực có ong hoặc tránh tiếp xúc với ong.

- Không chơi đùa bằng cách chọc phá tổ ong.

Không chọc phá tổ ong để tránh bị ong đốt (Ảnh: Internet)

- Thường xuyên dọn dẹp, phát quang quanh nhà, tránh để ong làm tổ gần nhà.

- Nếu thấy ong bay đến, đừng hoảng loạn bỏ chạy chỉ khiến ong truy đuổi hung dữ hơn, thay vào đó hãy ngồi yên xuống sẽ giúp hạn chế bị ong đốt.

Trên đây là giới thiệu sơ lược về những hậu quả nguy hiểm khi bị ong đốt, cũng như các cách sơ cứu và cách làm giảm sưng khi bị ong đốt hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp giảm nhẹ các triệu chứng và giảm mức độ nguy hiểm do ong đốt gây nên.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke