Monday, 13/05/2024

Kem chống nắng tự chế được "rần rần" chia sẻ có "lành" như chị em nghĩ?

16:04 18/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều diễn đàn làm đẹp đang chia sẻ cách làm kem chống nắng tự chế từ hoa quả, dầu dừa, lô hội, sáp ong... với lời khẳng định yên tâm sử dụng mà không lo kích ứng, dị ứng...

Miền Bắc, miền Trung đang trong những ngày nắng nóng. Trên các diễn đàn, xu hướng làm kem chống nắng tự chế đang được chị em chia sẻ rầm rộ bởi công thức, nguyên liệu rất dễ kiếm.

Từ thành phần dầu dừa, lô hội, sáp ong hay dầu bơ, hạnh nhân, ô liu, cà chua, thậm chí từ nhựa mướp hương…, nhiều hội nhóm "mách" cho chị em cách để tạo ra được một lọ kem chống nắng với giá thành rẻ, tự nhiên, an toàn, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm. "Yên tâm sử dụng mà không lo kích ứng, dị ứng" - một tài khoản chia sẻ.

ThS.BSCK2 Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết quan điểm về kem chống nắng tự chế như trên là sai lầm. 

"Các thành phần trong kem chống nắng tự chế có thể dễ dàng gây dị ứng vì không loại bỏ được các tạp chất có trong nguyên liệu sử dụng" - BS Minh nhận định.

Kem chống nắng từ dầu ô liu và sáp ong được các diễn đàn làm đẹp khẳng định an toàn, dễ thực hiện. Ảnh minh hoạ

Vị chuyên gia lý giải: Có thể hình dung, với nhà sản xuất chuyên nghiệp, khi chiết xuất từ quả bơ để cho vào thành phần kem chống nắng, họ có thể chỉ lấy một số hoạt chất chứ không phải tất cả, tương tự như vậy đối với các thành phần thiên nhiên khác.

"Sự phối trộn để làm tăng tính hiệu quả cũng đã được nghiên cứu, thử nghiệm và có đánh giá cụ thể, khác với việc tùy tiện lựa chọn các thành phần mà bản thân tin rằng có thể đạt được hiệu quả chống nắng", BS Minh phân tích.

Trong kem chống nắng có từ 7 - 25 thành phần khác nhau. Do đó, với mỗi người, cần xác định tiêu chí để lựa chọn phù hợp, chứ không đơn thuần là dựa trên một công thức nào đó để thử nghiệm trên da mặt của mình với niềm tin "đồ từ thiên nhiên nên an toàn".

Kem chống nắng được chia làm hai loại chính là kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.

Trong đó, kem chống nắng tự chế với những thành phần từ thiên nhiên được xếp vào nhóm kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng loại này chứa thành phần hữu cơ, làm giảm tia UV, tránh hư hại làn da và có đặc điểm cấu trúc mềm mỏng, tạo cảm giác dễ chịu tuy nhiên kém bền vững dưới tác động của môi trường.

Kem chống nắng vật lý có thành phần ô-xít kim loại (như ô-xít titan, ô-xít kẽm), tính chất sử dụng thường có độ bết dính (do kết cấu kem đặc) và tông màu trắng hơn…

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kem chống nắng vật lý lại rất lành tính trong khi kem chống nắng hóa học dễ gây ra dị ứng hơn và ít được các bác sĩ da liễu chỉ định cho những người có làn da mẫn cảm.

BS Minh chia sẻ, nhiều người cho rằng kem chống nắng tự chế an toàn hơn vì thành phần từ thiên nhiên nhưng sự thật các bác sĩ thường khuyên những người có làn da dễ bị kích ứng, da nhiều mụn nên dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học bởi có thể khiến tình trạng bệnh tăng nặng, trở nên trầm trọng.

Một sản phẩm kem chống nắng còn phải được quan tâm tới chỉ số SPF - thể hiện thời gian và độ phủ chống nắng. Cụ thể, kem chống nắng có SPF 30+ có thể bao phủ, bảo vệ da 93 - 94%, chỉ số SPF 50+ có thể bao phủ, bảo vệ 97 - 98%...

Một chỉ số SPF tương đương với thời gian bảo vệ 15 phút. Dựa vào đó, người sử dụng cân nhắc để sử dụng loại kem nào phù hợp với hoạt động trong ngày.

Ví dụ: khi đi biển, cần lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao, từ 50+ trở lên và chủ động thời gian bôi lại kem để bảo vệ làn da của mình.

Đây là những thông tin quan trọng khi lựa chọn kem chống nắng, được các đơn vị sản xuất kiểm nghiệm và công bố. Trong khi đó, với kem chống nắng tự chế, hiệu quả và thời gian bảo vệ như thế nào, thực chất vẫn chưa được đánh giá cụ thể.

Theo Gia đình xã hội

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke