Tuesday, 07/05/2024

Hút thuốc lá gây hại cho não, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

16:55 08/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ai cũng biết hút thuốc có hại cho tim và phổi. Nhưng những tổn hại mà nó gây ra cho não thường ít được chú ý hơn - từ những người hút thuốc đến các chuyên gia y tế.

Adrienne Johnson, trợ lý nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và Can thiệp Thuốc lá, Đại học Wisconsin, Madison cho biết: “Hút thuốc gây hại cho mọi cơ quan trên cơ thể con người. Bộ não cũng không ngoại lệ”.

Những người hút thuốc có nguy cơ bị sa sút trí tuệ và tử vong liên quan đến sa sút trí tuệ cao hơn đáng kể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính vào năm 2014, 14% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn thế giới có thể do hút thuốc lá. Theo một phân tích năm 2015 về 37 nghiên cứu khác nhau được công bố trên Tạp chí PLOS ONE, nhìn chung, những người hút thuốc hiện nay có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 40%. Một người hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ càng cao: Cứ 20 điếu thuốc mỗi ngày, nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên 34%.

Được biết, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Người da đen, có nguy cơ đột quỵ cao hơn người da trắng, và phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ gấp đôi nếu họ hút thuốc.

Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy bỏ thuốc lá có thể giúp xóa bỏ nguy cơ tổn thương não cao hơn. Bỏ thuốc lá là một trong bảy cách thay đổi lối sống, được gọi là Life's Simple 7, có thể cải thiện sức khỏe tim và não.

Bỏ thuốc bất cứ lúc nào cũng có ích, nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ của những người hút thuốc giảm dần theo thời gian khi họ bỏ thuốc, Jennifer Deal, phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, chia sẻ.

Thực tế, mọi người ít có khả năng bỏ thuốc hơn khi họ già đi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), khoảng 17% người từ 45 đến 65 tuổi hút thuốc, cao hơn mức trung bình toàn quốc là 14% đối với tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên. Và những người lớn tuổi hút thuốc thường hút thường xuyên hơn và ít khi muốn bỏ thuốc.

Những người bị bệnh tâm thần cũng có nhiều khả năng hút thuốc và khó bỏ thuốc hơn nếu không có sự trợ giúp. Tỷ lệ hút thuốc ở những người có tâm trạng, lo lắng, rối loạn tăng động giảm chú ý và các rối loạn khác cao hơn từ 2-5 lần so với dân số nói chung.

Johnson, người có nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra những cách hiệu quả nhất để giúp người lớn từ 50 tuổi trở lên ngừng hút thuốc, khuyên rằng “bỏ thuốc lá sẽ giúp ích cho toàn bộ cơ thể bạn, đặc biệt là não bộ khi bạn già đi. Không bao giờ là quá muộn”./.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke