Thursday, 18/04/2024

Hé lộ cách Mỹ và Israel có được máy bay chiến đấu MiG-29

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thời hậu Xô viết, Mỹ và Israel đã bằng nhiều cách để khám phá tính năng kỹ-chiến thuật các vũ khí hiện đại của Liên Xô, trong đó có tiêm kích “chết chóc nhất” MiG-29, và họ nhanh chóng nắm được tất cả những gì họ muốn biết về chúng.

Mỹ “tậu” MiG-29 từ Moldova

Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, các quốc gia mới độc lập được thừa hưởng kho vũ khí khổng lồ mà Quân đội Liên Xô hùng mạnh để lại. Một trong những trường hợp thú vị nhất liên quan đến lực lượng không quân của Moldova - nước thừa kế từ Liên Xô 34 chiếc MiG-29 Fulcrums, 8 trực thăng Mi-8 Hip và một số máy bay vận tải - một lực lượng khá lớn đối với một quốc gia nhỏ bé có dân số nhỏ hơn khu vực thành phố lớn của Portland (Oregon, Mỹ).

Chiếc MiG-29 của Không quân Iran; Nguồn: wikipedia.org

MiG-29 là một máy bay cơ động, được thiết kế tốt và “chết chóc nhất” vào thời điểm đó. Tên lửa Archer AA-11 của nó khá hiện đại thời kỳ những năm 1990 với khả năng khóa mục tiêu bằng hệ thống tín hiệu gắn trên mũ bay của phi công dưới góc xa mũi máy bay hơn so với các máy bay chiến đấu tương đương của Mỹ.

Moldova không đủ khả năng để duy trì đội máy bay và tệ hơn nữa là đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Moldova sẽ bán MiG-29 cho Iran - nước có thể sử dụng chúng để tăng cường phi đội Fulcrums của mình. Washington cũng lo xa rằng Moldova có thể chuyển giao công nghệ này cho các đối thủ của Iran vì phi đội này bao gồm 14 biến thể MiG-29C được cấu hình để mang vũ khí hạt nhân.

Vì vậy, vào năm 1997, Mỹ đã dùng công cụ mạnh nhất của mình để có được những chiếc MiG-29 - đó là … tiền. Washington đã mua 21 chiếc MiG-29 - bao gồm 14 chiếc biến thể C, 1 chiếc biến thể B và 6 chiếc biến thể A - và tháo chúng từng mảnh chở bằng máy bay vận tải C-17 về Dayton (Ohio). Việc mua máy bay phản lực không chỉ là một cách tốt để đảm bảo chúng không bị rơi vào tay Tehran mà còn tạo cho Washington cơ hội để kiểm tra một trong những máy bay phản lực tiên tiến nhất của Liên Xô từng được chế tạo.

Đổi lại, Moldova nhận được 40 triệu USD hỗ trợ nhân đạo, một số xe tải quân sự và các thiết bị phi sát thương khác. Theo Tạp chí Air & Space, những chiếc MiG-29 mới của Mỹ đã biến mất phần lớn trong mê cung của các phi đội thử nghiệm, các trung tâm tình báo và “cơ sở khai thác” của Không quân Mỹ. Phần máy bay còn lại của lực lượng không quân, về sau Moldova bán cho Eritrea và Yemen.

Israel “mượn”…từ Đông Âu

Thật ngẫu nhiên, năm 1997 cũng là năm mà một quốc gia khác ngoài khối Liên Xô cũ có được những chiếc MiG-29. Quốc gia đó là Israel, nước này đã được một quốc gia Đông Âu cho mượn 3 Fulcrums một ghế trong vài tuần. Cho rằng MiG-29 là máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến nhất mà Nga từng cung cấp cho các khách hàng Arab, Iraq và sau đó, khi nó bắt đầu xuất hiện trên đất Syria - người Israel muốn có cơ hội để tự mình kiểm tra và đánh giá nó.

Chiếc MiG-29SMT của Không quân Nga; Nguồn: wikipedia.org

Có thông tin rằng, Israel từng có được một chiếc MiG-29 gần như hoàn chỉnh thông qua một thỏa thuận bí mật với một viên tướng Ba Lan. Chiếc máy bay đang ở Gdansk để chờ vận chuyển đến Syria, nhưng thay vào đó nó đã được đưa lên máy bay và bay đến Israel vào cuối năm 1985. Liên Xô nhanh chóng phát hiện ra điều này và yêu cầu trả lại. Bởi vì người Israel sau đó đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với Liên Xô, họ đã tuân theo - trả lại máy bay vào khoảng tháng 2/1986.

Các phi công Israel lái thử chiếc MiG-29 đã rất ấn tượng. Mặc dù khác với các loại máy bay phản lực tiêu chuẩn do Mỹ sản xuất mà họ đã quen thuộc, họ cho rằng MiG-29 rất dễ bay; hệ thống máy tính cho phép hạ cánh nếu phi công gặp khó khăn là khá đáng chú ý, vì các hệ thống như vậy không tồn tại trên máy bay phương Tây.

Một phi công thử nghiệm đã kết luận rằng “khả năng của Fulcrum tương đương và đôi khi còn vượt xa khả năng của các máy bay phản lực F-15 và F-16. Máy bay có khả năng cơ động cao và động cơ của nó cung cấp tỷ lệ trọng lượng trên lực đẩy cao hơn. Các phi công của chúng ta phải cẩn thận với máy bay này trong không chiến. Được điều khiển bởi một chuyên gia được đào tạo bài bản, nó sẽ là một đối thủ xứng tầm”.

Trước khi trả lại máy bay, các bộ phận của máy bay đã được các chuyên gia Israel kiểm tra và chụp ảnh, nhưng người ta nghi ngờ bất cứ điều gì khác đã được thực hiện trong quá trình này. Theo giải thích của Bill Norton trong cuốn “Cuộc chiến trên không: Lịch sử của Không quân Israel và máy bay của lực lượng này kể từ năm 1947”, trong năm 1991, Israel đã mượn một radar của MiG-29 từ Đức trong một thỏa thuận liên quan đến một số lượng đáng kể vũ khí của Liên Xô, bán hoặc cho người Israel mượn.

Chúng bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 mới nhất, được vận chuyển đến Israel, nhưng được liệt kê trên các hóa đơn vận chuyển chính thức bị làm giả là "thiết bị nông nghiệp". Radar của một trong những máy bay MiG-29 của Đông Đức sau đó phương Tây đã có thể tiếp cận được thông qua việc tái thống nhất nước Đức. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, chiếc radar đã được trả lại cho chủ sở hữu.

Chiếc MiG-29 của Không quân Bungaria; Nguồn: wikipedia.org

Theo một tài liệu khác, không giống như các máy bay tiền tuyến khác trong quá khứ, người Israel dường như không thể có được một mẫu MiG-29 thông qua các cơ quan tình báo. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, một phương án đánh giá máy bay phản lực của đối thủ đã trở nên khả thi - chỉ cần “thuê” một chiếc - điều họ đã làm. Các phi công Israel đã bay chiếc máy bay phản lực này của một hoặc nhiều quốc gia Đông Âu, và có thể cả Đức, trong nửa đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, việc đánh giá chi tiết cần các cuộc chiến giả lập chống lại các máy bay chiến đấu tiền tuyến của Không quân Israel. Việc cho mượn 3 chiếc MiG-29 từ một quốc gia Đông Âu không được tiết lộ (có thể là Ba Lan) đã được thu xếp vào năm 1996 hoặc 1997. Các máy bay, được cho là bao gồm số 35105, dường như là biến thể A đời đầu và tại căn cứ không quân Negev, có thể cả Ramon - những chiếc MiG-29 đã bị “mổ xẻ” trong một cuộc thử nghiệm kéo dài hai tuần vào tháng 4/1997; mỗi chiếc được cho đã bay 20 lần.

Các trận không chiến giả chống lại F-15 và F-16 đã được thực hiện cùng với đánh giá kỹ thuật của hệ thống tìm kiếm và theo dõi gắn trên mũ bay và hệ thống hồng ngoại. Người Israel được cho là rất ấn tượng với những tính năng và các thiết bị này cũng như máy bay nói chung.

Hiện nay, trên khắp thế giới - phần lớn ở Đông Âu, Trung Đông và Nam Á, vẫn còn nhiều nước khai thác MiG-29. Ba Lan có một số MiG-29 Fulcrums hoạt động cùng với máy bay phản lực F-16 do Mỹ sản xuất. Thật kỳ lạ và đáng nói, vào tháng 8/2011, chính Israel đã ký một thỏa thuận để tân trang, đại tu và hiện đại hóa các máy bay MiG-29 của Ba Lan./.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke