Saturday, 04/05/2024

Hạt nhãn bịt kín lòng phế quản của bé trai 12 tuổi

16:24 19/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các Bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An vừa tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn có đường kính 1cm trong đường thở của bé trai 12 tuổi.

Hình ảnh hạt nhãn trong đường thở của bệnh nhi.

Trước đó, vào chiều 16/7, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bé T.K.K (12 tuổi, trú huyện Yên Thành) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, da, niêm mạc kém hồng…

Người nhà bệnh nhân cho biết, cháu bé trong lúc chơi đùa, bật cười nên ho sặc sụa, vì thế hạt nhãn đã rơi vào đường thở.

Các bác sĩ tiến hành gắp dị vật (hạt nhãn đường kính 1cm) trong phế quản phải của bệnh nhi.

Qua thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật là hạt nhãn bịt kín lòng phế quản phải của bệnh nhân, làm xẹp một phần thùy phổi phải. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt nhãn, cứu sống cháu bé.

Trước đó, vào tháng 5/2021, trong lúc chơi ở nhà, cháu M.H.K. (SN 2018, trú xóm chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) lấy quả vải để ăn.

Trong khi ăn, không may cháu K. bị hóc hạt. Phát hiện sự việc, người nhà lập tức đưa cháu bé đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên cháu K. đã tử vong ngay sau đó.

Theo Bác sĩ CKI. Trịnh Thanh Hưng (khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An) cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, lứa tuổi hay mắc là từ 1-3 tuổi. Bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa vì có thể gây sặc.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.

Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Theo Infonet

https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/hat-nhan-bit-kin-long-phe-quan-cua-be-trai-12-tuoi-290605.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke