Thursday, 21/11/2024

Hàng trăm người té ngã, gãy xương khi hái tiêu

14:11 03/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chỉ tính riêng tại Bệnh viện khoa vùng Tây Nguyên, trong đợt cao điểm mùa thu hoạch hồ tiêu năm nay đã tiếp nhận hơn 120 trường hợp té ngã, bị thương khi hái tiêu

Ngày 3-5, bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị té ngã khi đi thu hái hồ tiêu.

Chỉ tính riêng Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận hơn 120 người bị té ngã khi hái tiêu trong 2 tháng

Chị Lý Thị Thu N. (34 tuổi, ngụ huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) vẫn chưa hết bàng hoàng sau ca mổ. Chị chia sẻ cách đây khoảng 1 tuần, chị ra vườn leo lên chiếc thang để hái tiêu. Khi vừa hái được ít phút, không may chị bị té ngã từ độ cao 3,8m xuống đất trong tư thế ngồi khiến cột sống bị gãy. "Tôi bị ngất xỉu nằm bất động. Hơn 1 tiếng sau mới tỉnh dậy nên lấy điện thoại gọi báo cho người nhà đưa đi cấp cứu. Do bảo hiểm y tế đã hết hạn, tôi phải chi trả trên 40 triệu đồng cho ca mổ" - chị N. thều thào nói.

Tương tự, bà Lò Thị M. (56 tuổi, ngụ huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên do té ngã từ độ cao khoảng 3m khi đang trèo hái tiêu. Bà M. bị ngã xuống đất và bị thang đè lên người làm gãy cột sống.

Chỉ tính riêng tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, trong tháng 3 và tháng 4-2021, đã tiếp nhận hơn 120 ca tai nạn lao động do bị ngã khi trèo hái tiêu. Trong đó, có 44 ca nặng, bị chấn thương cột sống, phải mổ.

Rất nhiều trường hợp bị gãy cột sống do té ngã khi hái tiêu

Bác sĩ Huỳnh Như Đồng cho biết một số vụ tai nạn cho thấy khi hái tiêu, người dân kê thang không chắc chắn, đứng không vững dẫn đến té ngã. Bên cạnh đó, trồng tiêu bám vào các trụ cây muồng, bơ, sầu riêng, tiêu vươn cao 5 - 6m, trong khi thang để hái có giới hạn mà vẫn cố với hái dẫn đến hụt chân. Ngoài ra, hái tiêu khi thời tiết có gió lớn cũng dễ làm người hái té ngã.

Nhiều người bị liệt, tử vong

Theo bác sĩ Huỳnh Như Đồng, bệnh nhân ngã khi hái tiêu nhập viện chủ yếu bị gãy cột sống, gãy xương gót, gãy phối hợp, có trường hợp bị gãy đứt tủy, gây liệt hoàn toàn. Nhiều trường hợp người đi hái thuê, không có bảo hiểm, trong mỗi ca phẫu thuật cột sống lên tới trên 40 triệu đồng, rất khó khăn. "Do vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân phải cẩn trọng khi hái tiêu, phải trang bị đồ bảo hộ lao động, nên mua bảo hiểm y tế" - bác sĩ Đồng khuyến cáo.

Thực tế, không chỉ bị thương, bị liệt, nhiều trường hợp đã tử vong do té ngã khi đi hái tiêu.

Theo NLĐ

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke