Tuesday, 30/04/2024

Hàng loạt video độc hại bủa vây trẻ em trên mạng, trách nhiệm thuộc về ai?

11:40 21/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sau Thơ Nguyễn, mới đây, các cơ quan chức năng lại phát hiện một trang youtube có tên TIMMY TV dành cho trẻ em chứa nhiều nội dung độc hại. Nhiều video trên trang này có nội dung rùng rợn, bạo lực, mê tín...

Theo các chuyên gia, các video độc hại có tác động nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe tâm thần của trẻ. Dù đã được nói đến nhiều lần, nhưng những nội dung không phù hợp vẫn tràn lan, bủa vây trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng.

Trẻ có nguy cơ rối loạn tâm lý, thậm chí tự tử do video độc hại

BS.TS Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong thời đại hiện nay, việc nghiện game, công nghệ số rất phổ biến ở trẻ em. Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi thích tò mò, các em thường truy cập vào các website xem các video độc hại, không phù hợp gây ra những hậu quả khó lường.

Trang Youtube TIMMY TV chứa nhiều nội dung độc hại vừa được phát hiện mới đây. 

Theo BS Ngô Anh Vinh, các nội dung độc hại gồm bạo lực, tình dục mà trẻ chưa thể tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ tiếp nhận trong thời gian dài, có thể gây ra tình trạng rối loạn tâm lý, ảnh hưởng đến những mối giao tiếp trong xã hội như trẻ hạn chế chơi với bạn bè, bố mẹ, ảnh hưởng đến học tập, chán học, bỏ học…

Đặc biệt, khi trẻ em xem các nội dung độc hại quá lâu sẽ dễ dẫn đến những bệnh lý tâm thần như trầm cảm, kích động, rối loạn hành vi… Có những video có tính kích động bạo lực khiến trẻ học theo dễ dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân, thậm chí tự sát… gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước.

BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) cũng cho rằng, việc truy cập internet ngày càng dễ dàng, việc trẻ em tiếp cận đủ thể loại nội dung, hình ảnh trên các nền tảng như YouTube, TikTok với vô vàn nội dung hấp dẫn, đa dạng. Nhiều phụ huynh cũng sử dụng các video này như công cụ hữu hiệu để dỗ con. Đối tượng xem rất đa dạng, trẻ nhỏ tuổi thường bị thu hút bởi những thứ lạ mắt, trẻ lớn hơn xem vì tò mò, muốn khám phá, đặc biệt các thông tin lạ, dẫn dắt kích động lại càng khiến các em hứng thú xem.

Những video độc hại trên mạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe tinh thần và tính mạng của trẻ em, gây nên một số vẫn đề xã hội nghiêm trọng như bạo lực, xâm hại trẻ em và gia tăng trẻ em trẻ em vi phạm pháp luật.

Tràn lan video “độc” do tắc trách trong quản lý?

Theo BS Nguyễn Trọng An, trẻ được tiếp cận sớm với internet sẽ giúp học tập tốt hơn, tuy nhiên, rất cần có sự kiểm soát nội dung của các cơ quan được giao trách nhiệm theo luật định và sự giám sát của các bậc cha mẹ để những video có nội dung độc hại không gây nguy hiểm đến trẻ em.

BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em.

Chuyên gia này cũng cho rằng, Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ đã quy định rất rõ về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: “Luật cũng đã quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp các nội dung lên internet. Nhưng đáng tiếc một bộ phận công chức đã buông lỏng quản lý, được giao nhiệm vụ nhưng lại không thực hiện theo đúng luật định. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu khi hàng loạt các video độc hại của trẻ em tràn lan trên mạng, các video của Thơ Nguyễn có hàng triệu người biết, xem nhưng cơ quan chức năng lại không biết?”.

“Thực tế, để xảy ra tình trạng trên youtube tràn lan video bạo lực, tình dục, xúi trẻ làm thuốc nổ, thắt cổ như hiện nay thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý, được giao nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo Nghị định 56 là rất lỏng lẻo, có thể nói là buông lỏng quản lý chứ không phải chỉ là kiểm duyệt chưa chặt chẽ”, ông Nguyễn Trọng An thẳng thắn chỉ rõ.

Cha mẹ cần tự “cứu” lấy con mình

Cũng theo BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục trẻ em, để bảo vệ trẻ an toàn trên môi trường mạng, cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên với con cái, phải có trách nhiệm bảo vệ và giáo dục con, có sự hướng dẫn chọn lọc và giám sát nội dung những gì con đang theo dõi. Đảm bảo rằng các video, Tiktok con xem có nội dung giáo dục lành mạnh, không độc hại.

BS Nguyễn Trọng An khuyên các bậc cha mẹ hãy luôn là bạn thân thiết của con, lắng nghe, theo dõi giám sát những gì con xem, đọc. Với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, cha mẹ hãy chuyện trò và hướng dẫn con về mối nguy hại tiềm ẩn trong các video, Tiktok, Youtube, khuyên bảo trẻ nếu có lo ngại hoặc phát hiện gì lạ cần thông báo ngay với người lớn.

Nếu trẻ trên 7 tuổi hãy luôn giám sát và quản lý con khi trẻ tiếp xúc với môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, TV. Nếu trẻ ở độ tuổi trên 14 tuổi, hãy hướng dẫn trẻ khi lựa chọn, sử dụng các kênh giải trí sao cho lành mạnh và an toàn. Đặc biệt nên thường xuyên chuyện trò với con để qua đó biết được con đang quan tâm đến vấn đề gì trên mạng và định hướng đúng đắn, kịp thời xử lý.

BS Nguyễn Trọng An nhấn mạnh, các bậc phụ huynh không nên áp dụng các biện pháp như tịch thu điện thoại, máy tính bảng của con, có thể dẫn tới phản hồi ngược.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể điều chỉnh các cài đặt trên các thiết bị để con không thể truy cập vào các website, nội dung độc hại.

Bố mẹ cần dành thời gian trò chuyện cùng con

Còn theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD), bố mẹ hãy cùng con tìm hiểu về những lợi ích cũng như rủi ro mà Internet mang lại, đồng thời hướng dẫn con những kĩ năng sử dụng Internet an toàn như: đặt mật khẩu an toàn, xem các nội dung phù hợp với lứa tuổi của con, không chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, không gặp gỡ những người mà con quen qua mạng…

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) khuyên bố mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con. 

“Mỗi ngày bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện cùng con, hỏi con những câu hỏi như “Hôm nay con đã xem những gì trên mạng?”, “Có điều gì làm con cảm thấy không thoải mái không?”, … để kịp thời nắm được hoạt động của con và hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết. Cùng con đặt ra các tình huống và cùng tư duy cách thức giải quyết. Bố mẹ có thể yêu cầu con thực hành các dự án hoặc thử thách nhỏ, tìm hiểu về các rủi ro trên môi trường mạng và cách giải quyết để tăng cường tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của con.

Điều quan trọng nhất, hãy khẳng định với con rằng bố mẹ luôn ở bên và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ con – hãy cho con biết rằng “Con an toàn, cha mẹ ở ngay đây”. Chính vì thế, nên con hãy kể lại, chia sẻ với bố mẹ bất cứ điều gì làm con không thoải mái hoặc khi con cảm thấy không an toàn”, bà Linh cho biết.

Để tạo cho con sân chơi an toàn trong những ngày nghỉ hè, hạn chế việc truy cập internet, bà Nguyễn Phương Linh cho rằng, các bậc phụ huynh hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho con và đồng hành cùng con trong các hoạt động thường ngày. Cũng cần lưu ý trẻ em thường hiếu động, việc ở trong nhà lâu trong mùa dịch sẽ ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần các em, cha mẹ cần cùng con tập thể dục và có các phương pháp giải toả năng lượng.

Cha mẹ hãy cùng con xây dựng kế hoạch ôn bài, giải trí, nghỉ ngơi phù hợp và cùng con tuân thủ. Việc đồng hành cùng con có thể bắt đầu bằng cách tạo ra các hoạt động để cùng con trải nghiệm như vẽ tranh, nấu ăn, đọc sách, chơi trò chơi, ca hát,… hoặc đơn giản chỉ là xem một bộ phim, trò chuyện cùng con.../.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke