Sunday, 24/11/2024

Giãn cách xã hội do COVID-19: Tăng sử dụng màn hình điện tử sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ?

14:54 15/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Ý cho thấy, sự gia tăng thời gian sử dụng màn hình điện tử trong khi giãn cách xã hội do COVID-19 có thể giảm chất lượng giấc ngủ.

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe

Giấc ngủ có tác động rất nhiều đến sức khỏe. Ngủ đủ giấc giúp mọi người cảm thấy khỏe mạnh. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng cần thiết cho việc học tập và hình thành trí nhớ, phục hồi sau chấn thương và hạn chế nhiễm trùng.

Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất, như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và béo phì. Đồng thời, khi thường xuyên không ngủ đủ giấc có thể gặp các vấn đề về tinh thần như lo lắng và trầm cảm.

Các nhà khoa học cho hay, giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể sửa chữa các tế bào bị tổn thương và thải độc tố, giúp chúng ta cảm thấy tươi mới.

Sử dụng thiết bị điện tử tăng mạnh trong thời gian giãn cách xã hội

Một nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ Ý, đã kiểm tra mức độ tiếp xúc màn hình điện tử tăng lên trong thời gian cách ly xã hội do COVID-19 ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thế nào.

Nghiên cứu này khảo sát 2.123 người tham gia để đánh giá chất lượng giấc ngủ trong suốt tuần thứ ba và tuần thứ bảy của thời gian giãn cách xã hội.

Việc sử dụng màn hình điện tử có liên quan đến giấc ngủ khi có lệnh giãn cách xã hội vì COVID-19.

Vòng khảo sát thứ hai bao gồm tất cả các cuộc khảo sát trước đó và bổ sung thêm câu hỏi: “Liệu những người tham gia có tăng, duy trì hoặc giảm thời gian sử dụng thiết bị của họ trong 2 giờ trước khi đi ngủ kể từ thời điểm khảo sát ban đầu hay không?”.

Kết quả cho thấy, có sự suy giảm chất lượng giấc ngủ đối với những người tăng thời gian tiếp xúc với màn hình trong 2 giờ trước khi đi ngủ. Ngược lại, chất lượng giấc ngủ được cải thiện ở những người giảm thời gian sử dụng thiết bị trong 2 giờ trước khi đi ngủ.

GS. Michele Ferrara, tác giả nghiên cứu cho biết, số người tăng thời gian sử dụng thiết bị ở vòng khảo sát thứ hai có chất lượng giấc ngủ giảm sút. Ngoài ra, còn có các triệu chứng mất ngủ trầm trọng hơn. Chẳng hạn như thời gian ngủ giảm, thời gian bắt đầu giấc ngủ kéo dài và thời điểm đi ngủ muộn hơn. Ngược lại, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, triệu chứng mất ngủ giảm dần ở người giảm tiếp xúc với màn hình. Những đối tượng duy trì thời gian sử dụng thiết bị không cho thấy sự thay đổi các thông số giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ do lạm dụng thiết bị điện tử

Việc sử dụng màn hình điện tử trước khi đi ngủ có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân là do: Màn hình trên điện thoại thông minh phát ra ánh sáng xanh, có thể gia tăng sự tỉnh táo; các hoạt động hấp dẫn như nhắn tin hoặc chơi game giúp tăng kích thích não bộ, làm người ta khó ngủ hơn.

Một số hệ lụy khác như bắt gặp một chủ đề thú vị, một bộ phim hay, quảng cáo về những bộ quần áo mới qua mạng xã hội… có thể khơi gợi cảm xúc khiến bạn phân tâm, thậm chí có thể quyết định xem cho xong bộ phim hoặc làm chuyện khác thay vì đi ngủ. Việc sử dụng thiết bị điện tử có thể làm gián đoạn giấc ngủ, chẳng hạn như có tin nhắn mới sẽ đánh thức bạn vào nửa đêm và trì hoãn quá trình chìm vào giấc ngủ.

Các nhà khoa học cho hay, chu kỳ ngủ và thức hàng ngày được kiểm soát bởi một phần của não bộ được gọi là nhân trên chéo (SCN). Dựa trên nguyên tắc loài người hoạt động chủ yếu về ban ngày và ngủ về ban đêm, nhân này theo dõi mức độ ánh sáng trong môi trường và thay đổi nồng độ hormone giấc ngủ melatonin cho phù hợp với ánh sáng của môi trường.

Môi trường càng ít ánh sáng, cơ thể càng sản xuất nhiều melatonin vì vậy ngủ ngon hơn. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử là tín hiệu làm SCN bị nhầm lẫn với các tín hiệu ánh sáng tự nhiên. Từ đó, làm rối loạn điều hòa giấc ngủ, làm giấc ngủ bị gián đoạn.

Các nhà khoa học cho hay, cần nghiên cứu sâu hơn để đánh giá và kết luận về cách mà các loại thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiếp xúc các thiết bị điện tử vào buổi tối trước khi ngủ có thể giúp giữ gìn một giấc ngủ khỏe mạnh. Điều này vẫn có giá trị trong tương lai, vì các thiết bị công nghệ sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/gian-cach-xa-hoi-do-covid-19-tang-su-dung-man-hinh-dien-tu-se-lam-giam-chat-luong-giac-ngu-n197321.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke