Wednesday, 24/04/2024

Giải đáp mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho mẹ và bé

07:49 13/09/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Chuyên khoa Dinh dưỡng, Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi xoay quanh dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Chế độ ăn uống hay dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ em và bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, phát triển về thể chất và trí óc. Dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai cũng chính là vì con trẻ. 

ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên

Báo Sức khỏe và Đời sống (Bộ Y tế) trân trọng giới thiệu  ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Chuyên khoa Dinh dưỡng, Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi xoay quanh dinh dưỡng cho hai đối tượng nêu trên.

Mời bạn đọc tiếp tục đặt câu hỏi để được chuyên gia uy tín giải đáp!

Nguyễn Thị Thu Hương ntthuongb@gmail.com • 11:1 11/9/2021

Xin bác sĩ cho biết khi mang thai thì mẹ bầu nên bổ sung vitamin thế nào cho từng giai đoạn phát triển cụ thể của em bé ạ? Ví dụ ở tuần bao nhiêu, em bé đặc biệt phát triển trí não thì mình bổ sung DHA, tuần bao nhiêu thì bổ sung canxi hoặc các vitamin khác!

ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên

Chào chị. Ngoài chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu là axit folic, sắt, canxi, vitamin D. Thêm nữa bổ sung DHA cũng được khuyến cáo bổ sung từ các chuyên gia dinh dưỡng.

- Acid folic: Tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh. Ống thần kinh của thai nhi hoàn thành từ tuần thứ 3-4 trong giai đoạn mang thai nếu thiếu có thể gây ra dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Do đó, tất cả phụ nữ ở tuổi sanh đẻ nên bổ sung 400mcg folic acid hàng ngày hoặc tối thiểu 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

- Sắt: Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa như sinh non, nhiễm trùng hậu sản, trẻ sinh ra nhẹ cân.

- Canxi: Trung bình phụ nữ trước mang thai cần khoảng 800 mg canxi nguyên tố mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng canxi cho cơ thể, trong khi đó phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng từ 1000 - 2000mg và không nên quá 2500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

+ Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày

+ Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1000mg/ngày

+ Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1500mg/ngày.

- Vitamin D: Cùng với việc bổ sung canxi, thì việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và phospho, góp phần vào cấu tạo xương. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ calci máu, loãng xương ở mẹ. Nhu cầu vitamin D trong 3 tháng giữa thai kỳ là 15 mcg/ngày.

- DHA: Hiện các chuyên gia khuyến cáo bổ sung DHA vào 3 tháng giữa thai kì, liều từ 500-1000mg/ngày, vì nghiên cứu cho thấy DHA giảm tỉ lệ sinh non sớm. DHA có thể tìm thấy nhiều trong các thực phẩm từ biến như cá hồi, tảo, rong biển,

Ngoài 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1, B2, B5, C, E, A, Iốt và kẽm cũng cần thiết.

Mẹ bầu cũng có thể tìm thấy các thực phẩm giàu axit folic như gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải… đặc biệt là rau có màu xanh đậm. Thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau xanh. Thực phẩm giàu can xi như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản…

Do nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ cũng như tình trạng sức khoẻ của từng người. Các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh!

 

Ngô Thị Hạnh ngohanh_kt1@gmail.com • 11:0 11/9/2021

Con tôi được 8 tháng thì nên cho ăn 3 bữa bột/ngày được chưa ạ? Hiện tại tôi cho cháu ăn 2 bữa (trưa và tối), uống sữa công thức khoảng 700ml/ ngày.

ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên

Bé từ 7-8 tháng tuổi nên ăn dặm 2 bữa/ngày và bé từ tháng 9-11 có thể ăn 3 bữa/ngày. Lượng sữa bé từ 7-8 tháng tuổi nên uống từ 400-500ml/ngày, có thể là sữa mẹ hay sữa công thức, lượng sữa tối đa là 700ml/ngày. Bé của chị đã uống đạt mức sữa tối đa, chị nên giảm lượng sữa và thay cho bé bằng 1 cữ bột để tránh dư thừa năng lượng ở trẻ.

Ngoài ra, ở lứa tuổi này, chị nên cho bé ăn thức ăn lợn cợn nhằm giúp bé tập có cứ động nhai. Có thể bắt đầu từ miếng bé và điều chỉnh to dần. Bữa ăn dặm cần cung cấp cho bé đầy đủ carbohydrate, protein, lipid, vitamin A, C và các chất xơ - những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé giai đoạn con đang lớn.

ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên

Chuyên khoa Dinh dưỡng, Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/giai-dap-moi-thac-mac-ve-dinh-duong-cho-me-va-be-169210911065352126.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke